Kinh tế-xã hội nhiều khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, kinh tế-xã hội của tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2017 có sự chuyển biến tích cực với nhiều kết quả ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực.

Thu ngân sách tăng mạnh

 

Thu hoạch cà phê. Ảnh: Đ.T
Thu hoạch cà phê. Ảnh: Đ.T

Sáng 5-4, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý I-2017. Báo cáo tại hội nghị cho biết: Thu ngân sách trên địa bàn trong 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.163,3 tỷ đồng (bằng 34,7% dự toán Trung ương giao, bằng 32,2% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 37,9% dự toán HĐND tỉnh giao, từ doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 30,6%, khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 27,8%, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,5%, thu thuế bảo vệ môi trường đạt 25,9%, thu tiền sử dụng đất đạt 43%. Đây là số thu ngân sách cao nhất so với cùng kỳ của nhiều năm trước. Có 13 đơn vị, địa phương có số thu vượt kế hoạch.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 172 triệu USD (bằng 38,2% kế hoạch, tăng 88,4% so với cùng kỳ năm 2016). Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu cà phê tăng cao (bình quân đạt 2.030 USD/tấn); giá cao su chuyển biến tích cực từ những tháng cuối năm 2016 đến nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 3 tháng ước đạt 11.807 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nêu: “Sản xuất vụ Đông Xuân toàn tỉnh đã gieo trồng được 65.172 ha cây trồng các loại (đạt 100,5% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước). Dịch bệnh trên cây trồng không có diễn biến phức tạp, chỉ xuất hiện một số loại sâu bệnh thông thường trên diện hẹp. Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do hạn hán gây ra, chưa xảy ra cháy rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phân bổ kế hoạch trồng mới 7.491 ha rừng trong năm 2017 (trong đó trồng rừng sản xuất 6.222 ha, rừng phòng hộ 269 ha và 1 triệu cây phân tán)”. Cũng theo ông Trương Phước Anh, đến nay, toàn tỉnh có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã đạt 15-18 tiêu chí, 81 xã đạt 10-14 tiêu chí, 46 xã đạt 5-9 tiêu chí, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Nói về việc yêu cầu các địa phương xúc tiến thành lập chi hội doanh nghiệp và thường xuyên theo dõi tình hình phát triển doanh nghiệp, tổ chức đối thoại định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bà Nguyễn Thị Sen-Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo các địa phương trong tỉnh để triển khai việc này. Hiện có 4 địa phương đã thành lập chi hội doanh nghiệp là Đak Đoa, Chư Sê, Chư Pah và thị xã An Khê; TP. Pleiku hiện đang sinh hoạt chung với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Các huyện, thị xã còn lại đang tích cực triển khai”.

 

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Trần Dung
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.  Ảnh: Trần Dung

Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, kế hoạch xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng được triển khai tích cực. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, thông tin truyền thông, lao động việc làm, du lịch, khoa học-công nghệ tiếp tục có bước phát triển. Các vấn đề bức xúc xã hội, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thời gian tới

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong quý II-2017, tỉnh ta tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra. Cụ thể, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm khai thác nguồn thu. Thu hồi kịp thời các khoản phát hiện qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Tập trung xử lý nợ đọng thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp nợ đọng lớn, nợ kéo dài. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tài chính-ngân sách nhà nước, bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo dự toán được giao. Từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu năm 2017 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong top 30 tỉnh, thành phố đứng đầu.

 

Lực lượng chức năng tháo dỡ các công trình lấn chiếm vỉa hè.
Lực lượng chức năng tháo dỡ các công trình lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Đ.T
Chỉ đạo về nhiệm vụ trong quý II-2017, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh: “Tranh thủ thời tiết thuận lợi, chúng ta phải triển khai tốt, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân. Khẩn trương triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kế hoạch phát triển cánh đồng lớn, tái canh cây cà phê, tưới tiết kiệm nước. Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng-chống cháy rừng. Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh và quy hoạch lại 3 loại rừng để bàn giao số liệu cho các địa phương, đơn vị chủ rừng triển khai công tác trồng rừng; chủ động kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch trồng mới 7.491 ha rừng. Hơn nữa, phải tập trung các nguồn lực, triển khai các giải pháp then chốt, đảm bảo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (nhất là hồ tiêu, cà phê, mía...) theo chuỗi giá trị gắn phát triển mô hình hợp tác xã. Phấn đấu 22 xã đã đăng ký sẽ đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017”.

Tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I, các đại biểu dành nhiều thời gian đề cập đến “chiến dịch” giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Báo cáo tóm tắt kết quả ban đầu, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Trần Xuân Quang cho biết: “Kết quả bước đầu, đại bộ phận người dân đồng thuận với chủ trương lập lại trật tự vỉa hè. Sau 10 ngày ra quân, chúng tôi đã tháo dỡ 2.300 mái che, bảng quảng cáo (trong đó, 1.500 mái che do người dân tự tháo dỡ). Thời gian tới, TP. Pleiku sẽ tiếp tục làm tốt công tác này”. Chỉ đạo về việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhắc nhở: “Trong quá trình xử lý lấn chiếm vỉa hè, chúng ta phải hết sức chú ý và cân nhắc xử lý sao cho hợp lý nhất. Làm sao vừa đảm bảo an ninh đô thị vừa đảm bảo được trật tự xã hội, đảm bảo cho cuộc sống của người dân”.

Cũng trong quý II, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội và các địa phương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt kế hoạch tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ; trong đó tập trung hoàn thành sớm việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng. Triển khai tốt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Chủ trì khảo sát, đề xuất các giải pháp huy động người dân tộc thiểu số làm việc tại các công ty cao su. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị, mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tập trung đẩy nhanh giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu không còn hộ nghèo là gia đình chính sách.

Song song với đó, Công an tỉnh, Sở Giao thông-Vận tải, Ban An toàn Giao thông tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tập trung phân tích, đánh giá cụ thể các yếu tố có liên quan trong từng vụ tai nạn giao thông để có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Đấu tranh, trấn áp quyết liệt, hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; có các giải pháp cụ thể để giảm thiểu tệ nạn xã hội như: tự tử, chết đuối, nhất là đuối nước ở trẻ em, học sinh.

 Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm