Kinh doanh giống cây trồng hết hạn bị phạt tới 50 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cá nhân kinh doanh giống cây trồng hết hạn sử dụng; giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bị phạt tới 50 triệu đồng.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định phạt tiền từ 6 - 50 triệu đồng đối với cá nhân kinh doanh giống cây trồng hết hạn sử dụng; kinh doanh giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc giống chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng nông, lâm nghiệp mới. Khung mức phạt cụ thể tùy theo giá trị giống cây trồng.

Phạt tới 30 triệu đồng khi sản xuất thương mại giống cây trồng chưa được phép

Nghị định trên cũng quy định, hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng không có quy trình sản xuất đối với từng loài, từng cấp giống cây trồng bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Mức phạt từ 10 - 15 triệu đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm: 1- Sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô dưới 5.000 cây giống; 2- Sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô dưới 10.000 cây giống.

Hành vi vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng mới sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Phương Nhi (theo Chinhphu)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.