Kiên trì mục tiêu bảo đảm quyền con người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến hẹn lại lên, gần Ngày Nhân quyền thế giới (10-12) là trên mạng internet lại xuất hiện nhiều bài viết của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị với giọng điệu xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu, chính sách nhất quán tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tất cả những giá trị tốt đẹp về quyền con người.

Mỗi người dùng internet, dùng mạng xã hội cần đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần, lên án những phần tử có tư tưởng thâm thù với chế độ. (Ảnh nguồn Internet)
Mỗi người dùng internet, dùng mạng xã hội cần đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần, lên án những phần tử có tư tưởng thâm thù với chế độ. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Một thể chế chính trị tiến bộ, một quốc gia được gọi là văn minh thì không thể không bảo đảm những quyền cơ bản của con người. Việt Nam tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của con người nhưng là một trong số ít quốc gia sớm tiếp cận về quyền con người. Ngày 2-9-1945, khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Hay nói khác hơn, quyền con người chỉ thực sự được bảo đảm khi gắn liền với quyền độc lập, tự do của dân tộc.

75 năm xây dựng và phát triển đất nước, tuy đã mất gần một nửa thời gian ấy để tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc, chịu ảnh hưởng của bao vây cấm vận, đất nước gặp không ít khó khăn, nhưng Việt Nam luôn thiện chí hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm không ngừng cải thiện, bảo đảm những quyền cơ bản, chính đáng của con người.

Thành tựu về quyền con người ở Việt Nam thể hiện trên mọi lĩnh vực, nhất là những bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế trong gần 35 năm đổi mới (1986-2020), được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những nước tiên phong và là điểm sáng về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Tỷ lệ nghèo đa chiều ở Việt Nam đã giảm từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 3,73% (năm 2019). Nếu như quy mô nền kinh tế năm 1985 mới có 14 tỷ USD thì đến năm 2019 đã đạt 262 tỷ USD, tăng gấp hơn 18,7 lần. Tạp chí The Economist tháng 8-2020 đã xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

Đặc biệt, năm nay, dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, trong khi phần lớn các nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái, nhưng nhờ sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương. Đó là cơ sở để Nhà nước thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Điều đó được thể hiện ở “Chỉ số phát triển con người” (HDI). Theo Báo cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước.

Kết quả này thêm một lần chứng minh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên cao nhất trong việc bảo đảm quyền được sống an toàn, khỏe mạnh cho mọi người dân-một trong những giá trị cao cả của quyền con người.

Chúng ta kiên trì mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó cũng chính là cam kết chính trị của chúng ta với cộng đồng quốc tế thực hiện hiệu quả những giá trị phổ quát về nhân quyền đã được xác định trong “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”. Đó cũng chính là thực hiện điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập là mọi người Việt Nam đều có “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Vì thế, chúng ta không thể chấp nhận một số tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài như: Theo dõi nhân quyền thế giới (HRW), Phóng viên không biên giới (RSF) và các trang mạng xấu độc từ nước ngoài thường xuyên có cái nhìn sai trái, nhận định rất thiếu khách quan về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng về chính sách dân tộc, tôn giáo.

Nói như vậy để thấy rằng, mỗi người dùng internet, dùng mạng xã hội cần đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần, lên án những phần tử có tư tưởng thâm thù với chế độ, cũng như các đối tượng lợi dụng “đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền”, cố tình đơm đặt, bôi nhọ những giá trị cơ bản của quyền con người chân chính và rêu rao xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam không tôn trọng, bảo đảm quyền con người.

ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.