Kiên quyết "nói không" với lạm thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, ngành Giáo dục cả nước vẫn chưa hết “nóng” bởi câu chuyện lạm thu trong trường học. Có trường hợp vô tình, có vụ việc hữu ý. Suy cho cùng, nếu đã là hành vi vi phạm pháp luật thì cần phải kiên quyết đấu tranh, chấn chỉnh.
5 năm trở lại đây, không ít sự việc liên quan đến việc thu-chi tại cơ sở giáo dục được phanh phui. Nhiều hiệu trưởng và bộ phận liên quan đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí một số người dù hiểu luật nhưng vẫn cố tình lách luật để rồi vướng vào vòng lao lý. Ắt hẳn, bản án 5 năm 6 tháng tù của cựu Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Cương (huyện An Dương, TP. Hải Phòng) vào năm 2020 hay các vụ lạm thu bị khởi tố hình sự tại Trường THCS Ngô Quyền (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) năm 2021, Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa năm 2022... đã trở thành bài học cảnh tỉnh cho các cơ sở giáo dục đối với vấn đề thu-chi trong nhà trường. 
Tại Gia Lai, việc thiếu công khai, minh bạch trong các khoản thu-chi đầu năm học cũng đã từng khiến nhiều trường học bị tố lạm thu và gánh chịu “búa rìu” dư luận. Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, giữa năm 2021, Thanh tra tỉnh đã vào cuộc chỉ đạo thanh tra các khoản thu đóng góp của cha mẹ học sinh trong 2 năm học 2019-2020 và 2020-2021 tại các trường học do UBND cấp huyện quản lý. Qua thanh tra, đã kiểm điểm trách nhiệm đối với các cá nhân, đơn vị để xảy ra sai phạm, đồng thời thu hồi số tiền chi sai quy định hơn 2 tỷ đồng hoàn trả cho phụ huynh học sinh. 
Khi nhìn nhận về những sai phạm liên quan, theo một số hiệu trưởng trường công lập, hàng năm, ngân sách nhà nước cấp cho các khoản chi thường xuyên của nhà trường không lớn. Ngoài lương giáo viên thì nhiều khoản chi khác cũng phải tiết kiệm mới đủ. Do đó, nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ phía phụ huynh ở một số khoản thu nhất định và dĩ nhiên, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Thế nhưng, sự hỗ trợ ấy có lúc lại trở thành “con dao hai lưỡi” khiến họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.  
Ảnh: Mộc Trà
Trong điều kiện khó khăn về kinh phí, các nhà trường vẫn cố gắng gói ghém chi tiêu, "nói không" với lạm thu. Ảnh: Mộc Trà
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về các khoản thu-chi đầu năm học để tuyên truyền tới phụ huynh và ngăn chặn tình trạng lạm thu. Sau Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22-11-2011 ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, ngày 10-9-2012, Bộ GD-ĐT tiếp tục có Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đưa hoạt động đầu tư xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục công lập vào nền nếp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, trong quá trình thực hiện, Thông tư số 29 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Các cơ sở giáo dục chưa có kế hoạch vận động tài trợ xây dựng quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài trợ một cách công khai, minh bạch; đồng thời, việc tài trợ cho cơ sở giáo dục cũng chưa có cơ chế kiểm soát của các bên liên quan, chưa gắn trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục trong việc vận động, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn tài trợ, dẫn đến một số đơn vị còn tình trạng lạm dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh... 
Vì thế, ngày 3-8-2018, Bộ GD-ĐT đã quyết định ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 29/2018/TT-BGDĐT nhằm khắc phục những bất cập nêu trên; đảm bảo hoạt động tài trợ đúng mục tiêu, ý nghĩa; đồng thời, giúp việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài trợ được hiệu quả. Trong đó, đáng chú ý, Thông tư số 16 đã quy định một số điểm mới nhằm tránh việc lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh học sinh dưới dạng cào bằng, ép buộc; sử dụng không đúng mục đích, chi sai tiền tài trợ gây lãng phí, không hiệu quả và làm sai lệch ý nghĩa tích cực của hoạt động tài trợ.
Năm học mới sắp bắt đầu. Để tránh xôn xao dư luận về vấn đề thu-chi đầu năm học, ngành GD-ĐT và nhiều địa phương trên cả nước đã ban hành các văn bản chỉ đạo, kiên quyết “nói không” với lạm thu. Ngày 10-8-2022, HĐND tỉnh Gia Lai có Công văn số 214/HĐND-VP gửi UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý nhà nước về thu-chi các khoản ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn. Theo đó, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, chấn chỉnh việc thu-chi các khoản thu ngoài học phí không đúng quy định, khắc phục tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh đầu năm học 2022-2023. Đồng thời, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua Nghị quyết quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT”.
Tại buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương về một số nội dung liên quan đến năm học mới 2022-2023 vào sáng 12-8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cũng đã quán triệt tinh thần và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc công tác thu-chi trong nhà trường; phải công khai, minh bạch; đảm bảo thu đúng, thu đủ, tuyệt đối không đặt ra các khoản thu trái quy định và lạm thu. 
Thiết nghĩ, chống lạm thu không chỉ đơn thuần là sự siết chặt quản lý hay động thái chấn chỉnh kịp thời từ chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan mà trước hết chính là ý thức, sự chuẩn mực từ đội ngũ nhà giáo, trong đó, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các trường học cần được nêu cao và phát huy. 
MỘC TRÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.