Kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Số liệu về tăng trưởng GDP quý II/2024 và 6 tháng đầu năm 2024 vừa công bố cho thấy những con số tích cực, phục hồi quý sau tốt hơn quý trước.

Tăng trưởng GDP quý II đạt 6,93%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm ngoái (3,84%).

Tổng thể bức tranh kinh tế cả nước phục hồi tích cực ở cả 3 khu vực, nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Xuất khẩu tăng tích cực; đầu tư FDI duy trì đà tăng trưởng khá mạnh trong khi đầu tư công dù chậm hơn một số lĩnh vực khác nhưng vẫn có tiến triển. Đầu tư tư nhân phục hồi tích cực hơn nhiều so với quý đầu năm…

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 4,08% (lạm phát cơ bản tăng 2,75%). Dù áp lực lạm phát vẫn còn, không chủ quan nhưng cũng không quá đáng lo. Bởi về cơ bản, cung tiền ra nền kinh tế năm nay tương đương năm ngoái và vòng quay tiền chỉ nhanh hơn một chút.

Năm nay, dù điều chỉnh tăng lương, giá điện, giáo dục, y tế… nhưng đổi lại giá xăng dầu ổn định. Giá cả hàng hóa thế giới ổn định, các chỉ số giá nhập khẩu, xuất khẩu đều không đột biến. Yếu tố nhập khẩu lạm phát gần như không nhiều, trong khi các yếu tố tác động tới lạm phát trong nước từ giáo dục, y tế, tăng lương vẫn trong tầm kiểm soát.

Như việc điều chỉnh lương, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu những người được tăng lương tiêu dùng khoảng 80% số tiền lương tăng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP khoảng 0,3 điểm %, lạm phát tăng khoảng 0,2 điểm % thì vẫn nằm trong tính toán của Chính phủ và Quốc hội. Áp lực tỉ giá trong nửa đầu năm tăng cao hơn mọi năm sẽ tác động tới lạm phát, nhưng nửa cuối năm sức ép này sẽ giảm bớt. Điều này giúp kiểm soát lạm phát cả năm khoảng 4%, vẫn nằm trong mục tiêu của Chính phủ 4,5%-5%. Tăng trưởng tín dụng khoảng 13%-14%. Dự báo về tăng trưởng kinh tế cho năm nay khoảng 6,5%, khá sát với mục tiêu của Chính phủ (6%-6,5%).

Những thách thức của nền kinh tế phải kể đến liên quan tới đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng từ các yếu tố quốc tế, ảnh hưởng chi phí của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đầu tư công chưa có sự đột phá như kỳ vọng; các thể chế cho tăng trưởng số, tăng trưởng xanh vẫn chưa mạnh, vẫn có tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm... Để duy trì động lực tăng trưởng, các giải pháp trọng tâm được đưa ra là chính sách tài khóa giữ vai trò chủ lực, mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Chính sách tiền tệ đóng vai trò hỗ trợ, theo hướng chủ động, linh hoạt, tăng khả năng tiếp cận tín dụng gắn với kiểm soát rủi ro và xử lý nợ xấu.

Lúc này, việc nâng cao hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách là hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, giữ mặt bằng lãi suất - nhất là lãi suất cho vay, lành mạnh hóa thị trường tài chính, tiền tệ và hỗ trợ doanh nghiệp. Tập trung triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng; chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn nhằm giảm rủi ro, chi phí, tăng tính lành mạnh và hiệu quả của thị trường.

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.