Kiểm soát AI an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mới đây, Liên minh Châu Âu (EU) cùng hơn 25 nước, bao gồm cả Mỹ, Anh và Trung Quốc, đã cùng ký Tuyên bố Bletchley, theo đó nhất trí hợp tác nghiên cứu cách thức sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) an toàn.

Những năm qua, AI liên tục đạt được các bước phát triển đột phá, đang nhanh chóng ảnh hưởng sâu rộng đến nhân loại. AI được kỳ vọng góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển nhanh hơn, được Tập đoàn Intel ví như một nền tảng then chốt cho thời kỳ kinh tế Siliconomy (nền kinh tế bán dẫn) sắp tới.

Thế nhưng, chính sự phát triển quá nhanh và ngày càng thông minh hơn, AI cũng đặt ra không ít rủi ro. Gần đây, AI được ví như năng lượng hạt nhân, đem đến rất nhiều lợi ích to lớn nhưng ẩn chứa rủi ro cũng khủng khiếp.

Trả lời truyền thông, tỉ phú Elon Musk, người sở hữu Tesla, SpaceX và X (tên cũ Twitter), cảnh báo nhân loại đang đối mặt một thứ gì đó thông minh vượt xa người thông minh nhất của nhân loại. "Tôi vẫn chưa rõ liệu chúng ta thực sự có thể kiểm soát thứ đó hay không", vị tỉ phú nhấn mạnh.

Tuyên bố Bletchley đã lưu ý khả năng xảy ra những rủi ro không lường trước được xuất phát từ khả năng AI thao túng hoặc tạo ra nội dung lừa đảo. Không dừng lại ở đó, AI còn ẩn chứa những rủi ro về an ninh mạng, công nghệ sinh học, làm đảo lộn thông tin, cuộc sống…

Tuyên bố này cũng nêu rõ: "Nhiều rủi ro phát sinh từ AI vốn có tính chất quốc tế và do đó được giải quyết tốt nhất thông qua hợp tác quốc tế". Từ đó, các bên tham gia ký kết tuyên bố đã vạch ra lộ trình và các hành động cụ thể để tìm cách kiểm soát AI an toàn. Thực ra, từ trước khi đạt được tuyên bố trên, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc hay khối EU cũng đã bắt đầu xây dựng các nền tảng pháp lý để kiểm soát AI.

Trong khi đó, giữa thế giới phẳng hiện nay thì những công nghệ mới đều nhanh chóng có mặt tại VN gần như đồng thời với thế giới thông qua internet, điện toán đám mây… Gần đây, việc ứng dụng AI có nguồn gốc từ nước ngoài đang nhanh chóng phổ biến trong một khu vực người dùng không nhỏ tại VN. Chỉ cần lướt nhanh qua mạng xã hội, cũng có thể nhận thấy không ít chia sẻ, hướng dẫn về các ứng dụng AI.

VN chúng ta có thể đã bắt đầu đối mặt với những rủi ro khi ứng dụng AI ngày càng phổ biến. Và những rủi ro đó không đơn thuần là những thực thể vật lý như những con robot bằng kim loại tìm cách thống trị loài người như trong phim khoa học viễn tưởng.

Chính vì thế, rút kinh nghiệm từ những lần "mất bò mới lo làm chuồng" như đối với nhiều làn sóng công nghệ trước đây, VN từ bây giờ cần nhanh chóng, chủ động tham gia các nỗ lực quốc tế, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động để sớm kiểm soát AI an toàn. Nếu không, khi chậm trễ, cái giá mà chúng ta phải trả có thể sẽ không hề nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.