Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, khát vọng cống hiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-9, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Kết luận nêu rõ: “Khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung”.

Có thể nói, Kết luận số 14 của Bộ Chính trị là sự thể hiện ở tầm cao nhất quan điểm của Đảng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo-những người chịu trách nhiệm chính trong việc cùng toàn dân tiếp tục lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Bản kết luận được ban hành sau những nghiên cứu, đánh giá và đúc kết bài học kinh nghiệm của Ban Tổ chức Trung ương về công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng thời gian qua.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh nguồn baochinhphu.vn


Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ghi nhận những cán bộ dám bứt phá ra khỏi sự ràng buộc của cơ chế, mà theo họ, đó là những điều bất hợp lý, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Dám bứt phá, “vượt rào”, họ chỉ biết lấy sự vô tư, trong sáng, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước, phục vụ Nhân dân đảm bảo cho sinh mạng chính trị của mình.   

Đó là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc, là Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đoàn Duy Thành với chủ trương khoán hộ trong nông nghiệp; đó là chủ trương bù giá vào lương của Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính; hay chuyện xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, giao cho doanh nghiệp quyền tự chủ sản xuất, phân phối sản phẩm theo thị trường… của Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư) và mới đây nhất là Bí thư Huyện ủy Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) trong chống dịch Covid-19.

Làm việc ở cơ sở, sống với dân, họ đã nhận ra từ cuộc sống những thứ không được ghi trong nghị quyết; họ đã dám “nhìn thẳng vào mắt dân” để hành động, tiên phong đi tìm chân lý từ thực tiễn cuộc sống để bổ khuyết những điều còn thiếu trong công tác lãnh đạo, quản lý. Nhìn lại bối cảnh lịch sử lúc đó mới thấy hết giá trị của những quyết định đầy táo bạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm của những cán bộ dám bứt phá ra khỏi những ràng buộc của cơ chế quan liêu bao cấp.

Có thể khẳng định, thành công của những mô hình đột phá ấy đã góp phần kiến tạo nên đường lối đổi mới của Đảng, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ cho đất nước. Nhưng cũng không thể không thừa nhận rằng, lực cản trên con đường đi tới cũng không hề nhỏ. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung là một yêu cầu vô cùng quan trọng.  

Khi đề cập công tác bố trí, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần yêu cầu phải khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì Nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá; biết cách tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Cán bộ có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, thường làm những điều người bình thường sợ trách nhiệm không dám làm. Xem xét thấu đáo, công tâm động cơ thực sự của những việc làm mang tính bứt phá ấy là cơ sở để thực hiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, sáng tạo. Đồng thời, xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương này để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Cán bộ lãnh đạo có tư duy đổi mới, trách nhiệm, khát khao cống hiến, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân ắt sẽ biết việc gì “dám làm” và “không dám làm sai”. Cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới vì lợi ích chung đã có. Trở thành cán bộ lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hay không là tùy thuộc ở trí tuệ, bản lĩnh của mỗi người.

 

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.