Khúc giao mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa hè, người ta không nhận ra chiều đến từ bao giờ. Nắng vượt qua thềm gạch, tràn lên bầu trời rồi chiếm lĩnh cả ngày trời. Phải đến khi nắng tắt, cây cối mới dám cựa mình. Đêm, sầm sập mưa. Thế là hết một ngày.
Bữa nay thức dậy đã chớm chiều. Nắng lặng thinh ngoài kia như đã đứng đó từ mùa trước. Hẳn giờ này, chính dưới những tán cây to, chợ quê đang bày bán nào nhãn, na, hồng, ổi… vườn nhà. Thu đã đong đầy quả ngọt.
Thế mà, bên cửa sổ tầng cao, một cô bé vẫn bâng khuâng khúc giao mùa. Hoa cúc họa mi đã nở trong chiếc bình gốm đất nâu. Ly trà đã nguội trên chiếc bàn gỗ thông, cây guitar với bản đàn buồn đã rung nốt cuối. Bao lâu rồi, lần nào cô cũng đợi, quyết tìm ra khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong đời: phút giao mùa.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Tôi lẳng lặng ngồi xuống để kể cho cô bé nghe câu chuyện khúc giao mùa. Nhớ một lần trên chuyến xe sớm, ngày đó, một dải từ đồng bằng lên vùng núi chỉ có con đường xanh um cỏ cây chứ chưa có nhiều nhà cửa đông đúc. Nhìn làn khói bếp ban sớm bảng lảng, bỗng nhận ra khói bếp không tan biến, không khuất nẻo mà hòa vào làn sương mỏng, mỏng như khí thu vừa nhập vào non nước.
Ai bảo đó là sương thu? Ai tin đó là khúc giao mùa? Mùa nối nhau bằng hơi sương chớm lạnh. Hơi sương tựa như chút tơ lòng của ngó sen dẫu cắt lìa vẫn còn chút vấn vương.
Suốt bao năm rồi, mùa được gọi tên trên khung cửa xe trong cuộc đời người lái xe đường dài ấy. Nước mưa xối xả, nắng gắt, gió lạnh buốt… tất cả đều xuất hiện phía bên kia mặt kính. Tháng năm là những sắc điệu ấy, đến và đi trong cái tự tại vô ưu của tạo hóa luân hồi. Hỏi anh về thời khắc, anh chỉ mỉm cười, chẳng phải ngẫu nhiên, người xưa chỉ chọn xuân thu nhị kỳ cho cuốn sách lưu danh thời chiến quốc.
Ngày thu ngắn lại, tự dưng những lần gặp mặt gấp gáp thêm, có cả những vội vàng, lỡ dở, hỏi sao lòng người không buồn được?
 Về phố, bỗng thấy bàn chân lỡ nhịp qua một ngã tư đường. Ngoảnh nhìn về phía ấy, đường thu xa khuất nẻo đầy kỷ niệm. Cuộc đời mình, mỗi khi qua đây, là sẽ không bao giờ rẽ trái, là sẽ không bao giờ chếch mũi giày sang phía ấy. Nhìn dòng người xe tấp nập kia, biết đâu cũng có bao người thật sự đang giống mình, cũng chỉ rẽ trái hay rẽ phải ở những ngã tư đã thành điểm giao cắt riêng của đời mình.
Biết đâu, hôm nay còn đi bên nhau trên phố, mùa sau đã thành xa lạ. Những bước chân vô tình giao cắt trong dòng đời sẽ chẳng còn vọng vào tâm hồn nhau. Trong mỗi phận người đều có muôn vàn điều vô lý vẫn hiển nhiên tồn tại. Chỉ có thể hiểu là mùa ấy, chiều ấy, dưới những màu hoa ấy, bên làn nước ấy… đã từng thầm vọng yêu thương. Rồi cũng như hoa lá, cỏ cây: có tươi thắm, có phôi pha.
Bản tình ca khúc giao mùa như một hòa âm bất tận, mỗi một ấn tượng trong cuộc đời, một dấu ấn tâm hồn tựa hồ như cũng hòa âm vào vang vọng đó.
BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.