Không vượt “ao làng” sao ra “biển lớn”?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, SEA Games 32 đã khép lại với thành tích đặc biệt ấn tượng của thể thao Việt Nam. Với 136 huy chương vàng, 105 huy chương bạc và 114 huy chương đồng, đoàn thể thao Việt Nam đã giành ngôi nhất toàn đoàn, nhiều hơn đoàn nhì bảng Thái Lan đến 28 huy chương vàng.

Đây là lần thứ 3 trong lịch sử tham dự SEA Games, Việt Nam giành ngôi nhất toàn đoàn. Đặc biệt, đây mới là lần đầu tiên Việt Nam đứng đầu bảng tổng sắp huy chương khi không phải là chủ nhà của một kỳ SEA Games.

Trước những tin vui liên tiếp từ đất nước Chùa tháp, hầu hết người dân Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài đều cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào. Không tự hào sao được khi chứng kiến những cô gái Việt xinh đẹp, chững chạc, bản lĩnh và tài hoa đã giành chiến thắng với tỷ số 2-0 đầy thuyết phục trong trận chung kết môn bóng đá với tuyển nữ Myanmar. Qua đó, tuyển nữ Việt Nam lập nên thành tích “vô tiền khoáng hậu” 8 lần vô địch SEA Games, trong đó có 4 lần liên tiếp thống trị ngôi quán quân. Không thể không thán phục khi chứng kiến cô gái trẻ Nguyễn Thị Oanh lập kỳ tích đoạt 2 huy chương vàng môn điền kinh chỉ trong vòng 30 phút, để rồi lần đầu tiên giành 4 huy chương vàng tại một kỳ SEA Games.

Nguyễn Thị Oanh là một trong những VĐV xuất sắc nhất SEA Games 32. Ảnh nguồn TPO

Nguyễn Thị Oanh là một trong những VĐV xuất sắc nhất SEA Games 32. Ảnh nguồn TPO

Hòa với niềm vui của cả nước, những ngày qua, người dân Gia Lai cũng vô cùng vui mừng, phấn khởi khi lần đầu tiên tỉnh nhà có vận động viên đoạt huy chương vàng tại SEA Games. Đặc biệt, người lập nên kỳ tích đó ở môn Kickboxing là một cô gái 20 tuổi sinh ra và lớn lên tại huyện biên giới Đức Cơ-Lê Thị Nhi.

Có thể khẳng định, thành tích tại các kỳ SEA Games, đặc biệt là SEA Games 32 ở Campuchia đã đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của thể thao Việt Nam. Để vượt qua các đối thủ sừng sỏ trong khu vực, ngoài tài năng, các vận động viên còn phải nỗ lực tập luyện với quyết tâm mang vinh quang về cho bản thân, gia đình và Tổ quốc. Đồng hành với họ là sự chăm chút, kèm cặp, truyền dạy của đội ngũ huấn luyện viên và cộng sự. Đặc biệt, thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games vừa qua là kết quả của sự quan tâm đầu tư và định hướng phát triển đúng đắn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Trong khi cả nước đang vui mừng, phấn khởi trước thành công của SEA Games 32 cũng như thành tích của đoàn thể thao Việt Nam thì trên các trang mạng xã hội vẫn xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, thiếu trách nhiệm. Trong đó, không ít người cho rằng SEA Games là “ao làng” nên đạt thành tích thì chẳng có gì đáng nói. Hay lợi dụng một số sai sót trong quá trình tổ chức SEA Games, một số người phủ nhận nỗ lực của các quốc gia trong khu vực, nhất là quốc gia đăng cai. Cùng với đó là những giọng điệu chê bai, mạt sát khi đội tuyển mắc sai sót hoặc không đạt thành tích cao, điển hình như trường hợp U22 Việt Nam để thua U22 Indonesia với tỷ số 2-3 trong trận bán kết bóng đá nam SEA Games 32... Cá biệt, có kẻ còn trích dẫn một số phát biểu mang tính cực đoan của người nước ngoài thiếu thiện chí nhằm phủ nhận sự quan tâm đầu tư cho thể thao của Đảng, Nhà nước ta.

Sở dĩ người viết bài này cho rằng những luận điệu trên đây là lạc lõng, thiếu trách nhiệm, thậm chí hợm hĩnh là bởi nó xa rời thực tế và thiếu cái nhìn nhân văn về thể thao. Theo cách hiểu thông thường, thể thao là những hoạt động nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe con người, thường được tổ chức thành các hình thức trò chơi, luyện tập, thi đấu theo những quy tắc nhất định. Xét cho cùng, mục đích của việc tổ chức các sự kiện thể thao là nâng cao sức khỏe con người và giúp mọi người xích lại gần nhau. Vì vậy, tất cả các sự kiện thể thao đều mang tính nhân văn và vì con người. Tùy theo quy mô mà các sự kiện thể thao hướng đến những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, không thể lấy thế vận hội so sánh với SEA Games hay ngày hội thể thao cấp xã để rồi dè bỉu là “ao làng”. Mà nói như một nữ nhà văn Việt Nam: “Ao làng thì đã sao?”. Trước khi ra thành phố, có đứa trẻ nông thôn nào không bì bõm chốn ao làng! Không ít danh thủ bóng đá thế giới trưởng thành từ bóng đá đường phố hay các giải “phủi” ở địa phương đó sao.

Không vượt qua “ao làng” thì sao ra “biển lớn”?

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.