Không thể tách bạch, tính rõ 4.500 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 16-1, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (viết tắt VNCB, nay là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - viết tắt CBBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bước sang ngày làm việc thứ tám.
Bị cáo Phạm Công Danh
Bị cáo Phạm Công Danh
Phần thẩm vấn về hành vi bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) chỉ đạo mượn pháp nhân 11 công ty vay gần 1.700 tỷ đồng của TPBank thông qua Công ty Quỹ Lộc Việt cho thấy: bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) và Nguyễn Việt Hà (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần quản lý Quỹ Lộc Việt) trao đổi, thống nhất về việc Hà mượn pháp nhân 11 công ty để vay tiền TPBank, dùng tiền này mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, còn VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay trên bằng tiền gửi của VNCB tại TPBank. Khi các công ty vay vốn không chứng minh được việc sử dụng hợp pháp tiền vay, TPBank thu nợ trước hạn đối với các công ty này bằng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty, gây thiệt hại cho VNCB 1.740 tỷ đồng. Liên quan đến hành vi này, TPBank có hai cán bộ bị xử lý hình sự là Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp, Giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở), Đinh Việt Cường (nguyên Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp). 
Một trong những vấn đề làm “nóng” phiên tòa là việc sử dụng số 4.500 tỷ đồng như thế nào. Theo lời khai của bị cáo Phạm Công Danh và các bị cáo đồng phạm, số tiền này nằm trong khoản tiền vay được của BIDV và TPBank, được chuyển về tài khoản của VNCB tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước với dự định dùng vào việc tăng vốn điều lệ của VNCB.
Tuy nhiên, hồ sơ xin tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng của VNCB không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nên số tiền này được hòa vào dòng tiền chung của VNCB, dùng vào việc góp phần làm giảm chi phí cho VNCB trên nhiều góc độ. Trong phiên xử chiều 16-1, đại diện CBBank cho biết từ ngày 14-2-2014 đến ngày 29-4-2014, 4.500 tỷ đồng đã hòa vào dòng tiền của VNCB. Trong khoảng thời gian từ 14-2-2014 đến 26-7-2014 (thời điểm khởi tố vụ án), có khoảng 80.000 tỷ đồng đi vào và 81.000 tỷ đồng đi ra, vì vậy không thể tính được trong số tiền 526,1 tỷ đồng (là số dư cuối ngày 26-7-2014) còn bao nhiêu phần trong số 4.500 tỷ đồng.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, người đặt ra các câu hỏi cho đại diện CBBank, nêu nhận định: qua lời khai của các bị cáo và phần trả lời của đại diện CBBank cho thấy VNCB sử dụng số tiền 4.500 tỷ đồng chứ không phải cá nhân Phạm Công Danh và đồng phạm. Khi Ngân hàng Nhà nước không chấp thuận cho VNCB tăng vốn điều lệ thì VNCB phải trả lại tiền, nhưng phần trả lời của đại diện CBBank cho thấy 4.500 tỷ đồng đã hòa vào dòng tiền chung của VNCB nên không thể tách bạch được để trả lại.
Ái Chân (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

Phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đak Pơ

(GLO)- Chiều 8-11, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với các cơ quan tư pháp huyện tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại xã Yang Bắc.

Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện kinh doanh vận tải trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông

(GLO)- Trong 10 tháng năm 2024, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cả số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm TNGT trong những tháng cuối năm.