Không lơ là phòng chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng vạn khách chen chúc viếng chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) trong ngày 14.3 mà không mấy quan tâm đến việc tuân thủ quy tắc phòng dịch. Tương tự là cảnh tượng ở một số trận bóng đá đông đúc người xem vừa qua.
 

Chúng ta đã thật sự vượt qua dịch bệnh rồi chăng? Thời gian qua, một số lần chúng ta chủ quan xem thường quy tắc phòng dịch đã dẫn đến lây nhiễm trong cộng đồng. Những đợt lây nhiễm như thế như những ngắt nhịp bất chợt của bản nhạc kinh tế ảm đạm đang chờ ngày phục hồi đầy đủ tiết tấu.

Thực tế, duy trì một tiết tấu hợp lý cho bản nhạc kinh tế đất nước trong bối cảnh đại dịch không hề dễ dàng. Thiết lập trạng thái bình thường mới cho cuộc sống để duy trì nhịp điệu và tiết tấu kinh tế hợp lý trong bối cảnh đại dịch chắc chắn không thể là một bản nhạc nhịp điệu thả nổi và tiết tấu tự do.


Chúng ta nên trách ai trong những chuyện như hàng vạn người chen chúc viếng chùa Hương, viếng chùa Tam Chúc ở thời điểm mà cẩn trọng phòng dịch vẫn đang là điều hiệu quả và cần thiết nhất để ngăn chặn nguy cơ tiếp theo từ sau đợt lây nhiễm vừa rồi ở Hải Dương và một số tỉnh thành?

Sao nhà chùa hay ban tổ chức các trận bóng với tư cách là đơn vị tổ chức trong trường hợp này lại không áp dụng lấy các quy định không quá khó thực hiện, nhưng đủ để nâng mức kiểm soát phòng dịch lên ngưỡng an toàn hơn. Chí ít, tất cả người viếng chùa đều phải đeo khẩu trang, nếu không sẽ từ chối phục vụ. Tiếp theo là việc phân bổ giãn cách phù hợp.

Thực tế, có những chùa cũng thu hút đông khách viếng trong thời điểm dịch bệnh đã kiên quyết áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát như bố trí lối vào lối ra khác nhau, xác định số người tối đa được vào viếng chùa và người vào sau phải đợi người vào trước ra rồi mới được vào tiếp. Nhiều trung tâm thương mại cũng vậy. Biết là khó đấy, nhưng thế mới là nỗ lực cần thiết và có trách nhiệm với chính phật tử viếng chùa, và với cộng đồng.

Và sao không ít người dân cứ phải lao vào đám đông chen chúc cho bằng được, mà sẵn sàng bỏ rơi ý thức tối thiểu về an toàn sức khỏe cho bản thân trong lúc dịch bệnh phức tạp còn chưa kiểm soát hết. Phật dạy “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ”, nên trong chừng mực nào đó càng không thể đánh đổi sức khỏe của mình chỉ bằng lời nguyện cầu gửi theo hương khói.

Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

null