(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
(GLO)- Không chỉ có nhiều danh lam, thắng cảnh, phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) còn là nơi hội tụ các giá trị văn hóa-lịch sử đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tạm gác lo toan thường nhật, bộn bề của tháng cuối năm, cả tuần nay, người dân khắp nơi trên địa bàn tỉnh khấp khởi rủ nhau dự Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên.
(GLO)- Một mùa lễ hội trên cao nguyên Gia Lai sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 này với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn. Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai, Festival Văn hóa cồng chiêng với chủ đề “Những sắc màu văn hóa” quy tụ khoảng 1.000 nghệ nhân người Bahnar, Jrai tại chỗ và cộng đồng các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh Tây Nguyên cùng phô diễn những nét độc đáo, đặc sắc nhất của không gian văn hóa cồng chiêng.
(GLO)- Nhằm đưa không gian văn hóa cồng chiêng đến gần hơn với người dân, hàng quý, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã Ayun Pa tổ chức trình diễn cồng chiêng đường phố. Hoạt động này thu hút hàng trăm người dân và du khách theo dõi, cổ vũ.
(GLO)- Chiều 4-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã khai giảng lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang năm 2023 tại Trường THCS Dân tộc nội trú huyện.
(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng, TP. Pleiku đã tạo mọi điều kiện cho việc truyền dạy và thành lập đội cồng chiêng thanh-thiếu niên ở các thôn, làng. Việc tạo không gian để biểu diễn cồng chiêng cũng được các địa phương quan tâm.
(GLO)- Trước nguy cơ thuyền độc mộc có thể biến mất trên dòng Pô Cô, một dự án bảo tồn đang được triển khai để neo giữ những dáng hình thân thương từng xuôi ngược bao năm nơi dòng sông lịch sử.
(GLO)- Huyện Đak Pơ khuyến khích các làng đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức truyền dạy kiến thức về cồng chiêng cho thế hệ trẻ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, diễn xướng cồng chiêng, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
(GLO)- Huyện Ia Pa có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Jrai, Bahnar. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động người dân tích cực gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
(GLO)- Hơn 13 năm là Trưởng thôn, ông A Yó (thôn Piơm, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) nhận được sự tin yêu của bà con dân làng bởi tinh thần trách nhiệm, luôn đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu. Ông cũng dành nhiều tâm huyết giúp thôn Piơm trở thành điểm sáng gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng.
(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2020 là sự kiện tôn vinh di sản văn hóa, thiên nhiên, diễn ra từ ngày 20 đến 26-11. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng 1 trong 10 miệng núi lửa đẹp nhất thế giới do tạp chí du lịch của Anh bình chọn năm 2018 và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn là điểm đến hấp dẫn nhất của Gia Lai mà còn được thưởng thức những giá trị đặc biệt của không gian văn hóa cồng chiêng.
(GLO)- Cách đây hơn nửa thế kỷ, nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes đã nói như thế này về Tây Nguyên: “Nếu phải hiểu để có thể yêu thì lại phải yêu để có thể hiểu“. Khi đặt ra vấn đề bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng hiện nay, có lẽ việc nhắc lại tinh thần “kinh điển“ ấy là điều cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.