Từ một sự kiện văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tạm gác lo toan thường nhật, bộn bề của tháng cuối năm, cả tuần nay, người dân khắp nơi trên địa bàn tỉnh khấp khởi rủ nhau dự Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên.

Mừng vui vì được trải nghiệm những hoạt động văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, nhưng hơn hết, ai nấy đều cảm thấy vinh dự bởi tỉnh ta được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đăng cai tổ chức một sự kiện văn hóa có quy mô lớn, của vùng Tây Nguyên.

Cờ hoa, pano, khẩu hiệu, bảng biểu được trang trí rực rỡ trên khắp các tuyến đường, tạo điểm nhấn cho một sự kiện đặc biệt. Từ nhiều ngày trước, công tác chuẩn bị được gấp rút hoàn thành, đảm bảo từ chỗ ăn, ở, nghỉ ngơi cho tất cả các đại biểu, các đoàn tham dự sự kiện. Khâu đảm bảo an ninh trật tự, truyền thông, quảng bá hình ảnh, sự kiện cũng được chú trọng. Sự nỗ lực chỉn chu trong từng bước chuẩn bị thể hiện quyết tâm của tỉnh để tạo nên những ấn tượng tốt đẹp nhất.

Tiết mục chào mừng hòa tấu nhạc cụ dân tộc Âm vang đại ngàn. Ảnh: Đức Thành

Tiết mục chào mừng hòa tấu nhạc cụ dân tộc Âm vang đại ngàn. Ảnh: Đức Thành

Với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có dân tộc Brâu và Rơ Măm là những DTTS ít người nhất Việt Nam, tỉnh ta là địa phương có nhiều nét văn hóa đặc trưng. Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững, đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, tỉnh ta luôn nỗ lực xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025” được phê duyệt; hàng năm, những cảnh sắc lễ hội được phục dựng; các tổ hợp tác dệt thổ cẩm ra đời; liên hoan sắc màu thổ cẩm được tổ chức; các lễ hội văn hóa được huyện, tỉnh quan tâm tổ chức; các câu lạc bộ văn hóa dân gian được chú trọng thành lập. Và nhiều hoạt động khác, phần nào minh chứng cho sự đầu tư, dành nguồn lực xứng đáng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh nhà.

Xác định những giá trị cốt lõi của văn hóa, cùng với bảo tồn, tỉnh ta chú trọng đẩy mạnh và sáng tạo các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Dễ nhận thấy chính là việc đẩy mạnh khai thác, phát triển loại hình du lịch văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. Qua quá trình gìn giữ và phát triển, làng du lịch cộng đồng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi là điểm đến để các du khách khám phá các lễ hội, ngành nghề thủ công mang đậm bản sắc của người Gié-Triêng; Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum thu hút đông du khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động đan lát, dệt thổ cẩm, múa xoang, cồng chiêng của đồng bào dân tộc Ba Na; hay Điểm du lịch A Biu, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum cũng là điểm đến hấp dẫn mời gọi đông đảo du khách từ khắp các nơi đến tham quan, trải nghiệm.

Gặp gỡ, trao truyền nghệ thuật trình diễn dân gian. Ảnh: Đức Thành

Gặp gỡ, trao truyền nghệ thuật trình diễn dân gian. Ảnh: Đức Thành

Cùng với việc tạo điều kiện để người dân lưu giữ và phát triển những nét đẹp văn hóa, việc thay đổi, sáng tạo phương thức tuyên truyền và quảng bá những giá trị văn hóa đến mọi người đã giúp tỉnh đạt được những thành tựu ấn tượng. Qua đó, gợi mở, khai phá những tiềm năng vốn có; vừa tạo thành sản phẩm văn hóa, du lịch riêng có, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Không dừng lại với các hoạt động của các dân tộc trong tỉnh, lần này, tỉnh ta phối hợp tổ chức một sự kiện văn hóa lớn với sự quan tâm, theo dõi của đông đảo người dân và khách du lịch. Với nhiều hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, triển lãm, trưng bày ảnh, thi đấu 5 môn góp phần tái hiện không gian văn hóa cộng đồng, tạo nên bức tranh văn hóa rực rỡ sắc màu, giúp người dân, du khách được trải nghiệm, chứng kiến nhiều hoạt động sôi nổi; có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết thêm về sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn trong văn hóa các dân tộc.

Quan tâm phát triển văn hóa các dân tộc và từ nỗ lực tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá văn hóa, góp phần tăng cường củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc; tạo động lực để xây dựng và phát triển tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung ngày càng bền vững và phồn vinh.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null