Không để sự liêm sỉ bị… "bào mòn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại phiên thảo luận ở diễn đàn Quốc hội, Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng, “thu nhập chính từ lương hàng tháng hiện nay thấp đã và đang bào mòn sự liêm sỉ, nhân phẩm và lòng tự trọng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức".
 

 

Dịch bệnh, các mặt hàng tăng giá trong khi thu nhập, lương không tăng đã khiến đời sống người lao động rất khó khăn. Ảnh: Lê Phi Long
Dịch bệnh, các mặt hàng tăng giá trong khi thu nhập, lương không tăng đã khiến đời sống người lao động rất khó khăn. Ảnh: Lê Phi Long


Đồng thời, kiến nghị cần nhanh chóng có biện pháp hữu hiệu, thực hiện ngay lộ trình cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người lao động.

Đây là một đề xuất hoàn toàn xác đáng, phù hợp với thực tế khách quan và mong mỏi của người lao động.

Có một điều chắc chắn rằng, một trong những giải pháp hiệu quả để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với cán bộ, công chức, viên chức là thu nhập phải đảm bảo cuộc sống.

Thời gian qua, do phải tập trung vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 nên đã xảy ra tình trạng một số cán bộ thoái hóa biến chất đã lợi dụng tình hình để tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng kẽ hở để "đục nước béo cò".

Nhưng còn đó rất nhiều những cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đã dành hết sức mình để phục vụ nhân dân, phục vụ người bệnh trong cơn đại dịch; nhiều người lao động bị ảnh hưởng, rất khó khăn trong cuộc sống nhưng chưa được quan tâm thỏa đáng.

Điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho thấy, trong năm 2021 có 5% người được hỏi chỉ được ăn thịt, cá khoảng 1, 2 lần một tuần; 34% cho biết chỉ ăn thịt, cá 3 lần một tuần; 41% chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản.

Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam vào tháng 4.2022, chỉ có khoảng 55% người lao động có tiền lương và thu nhập đủ sống; khoảng 25% phải chi tiêu tằn tiện; 13% không đủ sống ở mức tối thiểu.

Có Đại biểu Quốc hội đã nói, "thật xót xa khi còn nhiều người lao động không dám đi khám bệnh vì không có khả năng chi trả".

Đó là những nỗi băn khoăn, trăn trở và cần phải được giải quyết sớm, quyền lợi của người lao động phải được đặt vào trung tâm của các chính sách.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) khẳng định, "công nhân lao động cũng như nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của quốc gia", để bảo vệ và phát triển tài sản quý giá này, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia sớm thương lượng tăng lương tối thiểu năm 2023 để bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, như quy định của Bộ luật Lao động.

Những đề xuất đúng đắn và cần thiết trên phải được thực hiện sớm để chia sẻ khó khăn với người lao động sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh.

Và mới đây thôi, trong ngày hôm qua 1.6 giá xăng lại tiếp tục lần thứ 5 liên tiếp tăng giá, xô đổ kỷ lục cũ, đưa mặt hàng này leo lên đỉnh mới.

Chính vì vậy, việc nhận định lương thấp, giá cả tăng cao, sự liêm sỉ, nhân phẩm, và lòng tự trọng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức bị “bào mòn” không phải không có cơ sở.

Tóm lại, cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người lao động là vấn đề rất cấp bách và phải sớm được thực hiện.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-de-su-liem-si-bi-bao-mon-1051718.ldo
 

Theo LÊ PHI LONG (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.