Không chỉ là sinh kế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng loạt thị trường đã tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trở lại sau gần 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19.

Đây không chỉ là tin vui cho ngành xuất khẩu lao động (XKLĐ) mà còn là động lực cho nền kinh tế của nhiều địa phương đang trên đà khởi sắc.

Trải qua khoảng 4 thập kỷ thực hiện chương trình XKLĐ, chúng ta đã dần hoàn thiện mô hình kinh tế đặc thù này. Từ ban đầu là hợp tác lao động để giải quyết việc làm, chủ yếu là mục tiêu mưu sinh, đến nay, XKLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có thể tạo sự phát triển đột phá ở nhiều địa phương.

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), những năm gần đây, mỗi năm nước ta có khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Cao nhất là năm 2019, nước ta có hơn 147.000 người làm việc ở các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ước tính, lượng kiều hối từ lực lượng này gửi về mỗi năm đạt từ 3-4 tỉ USD. Đây là một con số ấn tượng và đã làm thay đổi cuộc sống của hàng vạn gia đình.

Loạt bài "Nhộn nhịp thị trường XKLĐ" trên Báo Người Lao Động mới đây cũng đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn khá hoàn chỉnh về bức tranh XKLĐ hiện nay. Sau một thời gian khó khăn vì dịch Covid-19, ngay từ đầu năm 2022, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… đã tăng nhanh số lượng tiếp nhận lao động, thực tập sinh từ Việt Nam.

Trong XKLĐ, phần được xem giá trị nhất là thông qua môi trường làm việc ở các thị trường lao động tiên tiến, chúng ta có một đội ngũ lao động tay nghề cao, tiếp cận nền sản xuất hiện đại và mang được kỹ thuật, nhãn quan kinh tế tốt về khởi nghiệp trong nước. Đội ngũ này còn là cầu nối quan trọng để đưa những nhà đầu tư từ quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ từng lao động đến Việt Nam. Những giá trị này là không thể đo đếm được và ngày càng sinh lợi trên chính quê hương của lực lượng XKLĐ.

Sự hợp tác giữa các quốc gia, nền kinh tế ngày càng sâu rộng nên XKLĐ cũng vượt lên trên mục tiêu ban đầu là sinh kế. Thực tế, chúng ta đã có những mô hình kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc… ở Việt Nam và ngược lại. Từ môi trường sản xuất, người lao động cũng xây dựng được cộng đồng văn hóa đa dạng… Những đội ngũ lao động này là một phần quan trọng của sự kết nối giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ về kinh tế, xã hội và cả văn hóa. Bởi vậy, vấn đề XKLĐ phải được nhìn nhận và giải quyết đa diện ở tầm quốc gia.

Thế nhưng, nói như vậy cũng không có nghĩa lĩnh vực này chỉ toàn màu hồng. Những vấn đề bất cập như chi phí qua trung gian quá cao, nạn lừa đảo môi giới vẫn thường xảy ra, vi phạm pháp luật ở nước sở tại… cũng gây cản ngại không ít cho chương trình XKLĐ.

Trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Ra nước ngoài làm việc: Chọn sao cho đúng?" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 24-3, hàng loạt vấn đề liên quan đã được giải đáp, nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức chuẩn xác, hữu ích về XKLĐ. Vượt qua những rào cản, được tạo thuận lợi về thủ tục, người lao động có thể bước chân ra nước ngoài làm việc để tự làm giàu cho bản thân và hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của chính quê nhà và đất nước.

Theo Hồ Phi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.