Không bỏ quên lao động phi chính thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), do những biến động kinh tế toàn cầu, tỉ lệ lao động phi chính thức có xu hướng gia tăng.

Năm 2022, trên thế giới có khoảng 2 tỉ người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Tại Việt Nam hiện có 33 triệu lao động có việc làm phi chính thức, chiếm 64,6% tổng số lao động có việc làm.

Tại các đô thị, lao động phi chính thức thường là lao động làm các công việc như buôn bán, chạy xe ôm, giúp việc nhà, thu gom rác, làm việc thời vụ tại các cơ sở sản xuất và gần đây là lực lượng lái xe công nghệ, bán hàng online...

Tuy nhiên, có đến 97,8% lao động phi chính thức không tham gia vào bất kỳ loại hình bảo hiểm nào. Chỉ có 2,1% người lao động (NLĐ) phi chính thức cho biết họ có tham gia BHXH tự nguyện và chỉ 0,1% lao động phi chính thức có BHXH bắt buộc (chủ yếu là nhóm lao động gia đình và lao động tự làm).

Việc đa số lao động phi chính thức không tham gia BHXH đang đặt ra những hệ lụy to lớn cho NLĐ khi gặp rủi ro dẫn đến mất thu nhập, cũng như những thách thức lớn cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Tham gia BHXH không chỉ giúp NLĐ được hưởng chế độ lương hưu, bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho NLĐ khi hết tuổi lao động mà còn giúp NLĐ được hưởng thêm các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác.

Vấn đề bảo đảm an sinh cho lao động phi chính thức đã được đặt ra từ nhiều năm trước. Đặc biệt, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH nêu rõ: "BHXH tự nguyện (với các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay, từng bước mở rộng sang các chế độ khác) dựa trên đóng góp của NLĐ không có quan hệ lao động; có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ BHXH".

Theo các chuyên gia, cần chính thức hóa lao động phi chính thức bằng biện pháp tham gia BHXH và bảo vệ quyền của họ mà không cần phải chuyển vào khu vực kinh tế chính thức. Lâu nay, lao động khu vực phi chính thức và gia đình họ thường phải chịu thiệt thòi vì không được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật về lao động. Ví dụ, đối với yêu cầu về an toàn và sức khỏe liên quan tới điều kiện làm việc, họ không được nhận hỗ trợ từ các chương trình trợ cấp xã hội. Thêm vào đó, tiếng nói của lao động khu vực phi chính thức ít khi được nhắc đến trong quá trình quyết định các chính sách. Vì vậy, vấn đề bảo vệ lao động phi chính thức được tham gia BHXH, BHYT cần phải tiếp tục được đẩy mạnh.

Để thu hút lao động phi chính thức vào hệ thống BHXH, nhà nước quy định và tổ chức loại hình tham gia BHXH tự nguyện mà NLĐ phi chính thức khi tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Chăm lo an sinh cho lao động phi chính thức là chủ trương đúng đắn, là hướng đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...