"Không biết cơ quan thống kê xây nhà bằng gì?!"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngoặc kép là phát ngôn của TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - trước thực tế giá vật liệu xây dựng quá cao, trong khi báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,43%.

 

 Giá sắt thép tăng khiến cho nhiều khách hàng kêu than. Ảnh Hương Ánh.
Giá sắt thép tăng khiến cho nhiều khách hàng kêu than. Ảnh Hương Ánh.



“Quá cao” là thế nào?

Là cả 5 loại vật liệu chính: Ximăng, thép xây dựng, đá, cát và gạch cùng tăng.

Là giá thép, thậm chí tăng đến mức 30-40%, tăng phi mã tới mức các nhà thầu kêu giời vì lo phá sản.

Đến mức ở địa phương như Cà Mau, các doanh nghiệp đồng loạt ký đơn gửi UBND tỉnh, Sở Xây dựng kiến nghị xem xét, điều chỉnh lại giá cả của một số vật liệu xây dựng như sắt, thép, đá, cát... phù hợp với thị trường hiện nay. Kiến nghị cả việc đơn vị cung cấp giá cho cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm trước giá báo của mình.

Giá cao đến mức Hiệp hội các nhà thầu xây dựng phải kêu cứu tới Thủ tướng mong kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến trong thời gian qua.

Với chi phí nguyên vật liệu của công trình, chiếm từ 40 - 70% tổng dự toán, giá cả vật liệu xây dựng tăng khủng khiếp đến mức các công trình bị đình đốn, các gói thầu bị ngưng trệ, các nhà thầu thì cứ làm là lỗ.

Giá cao vật liệu xây dựng có nguyên nhân khách quan, là tình trạng chung của thế giới, khi mà chuỗi lưu thông ngưng trệ vì đại dịch khiến mặt bằng giá cả hàng hoá thế giới lẫn trong nước, đặc biệt là những mặt hàng nguyên liệu đầu vào trong thực tế đang ở một mức cao.

Việc tăng giá cao ấy không phản ánh chất lượng điều hành kinh tế.

Cách đặt vấn đề về những con số CPI giảm 0,04% so với tháng trước, đặc biệt là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,43% - vì thế, còn nhiều dấu hỏi và cần được giải đáp thoả đáng.

Hôm qua, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng vừa công bố một con số đáng lo ngại: Trong 4 tháng đầu năm 2021, bình quân mỗi ngày cả nước có đến gần 430 doanh nghiệp phải rời thị trường. Không chỉ có doanh nghiệp nhỏ, đại dịch COVID-19 còn khiến các doanh nghiệp quy mô lớn (hơn 100 tỉ đồng) rời thị trường, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy là doanh nghiệp cùng lúc đối mặt với một tác động kép: Dịch bệnh và cơn sốt giá nguyên liệu đầu vào.

“Không biết cơ quan thống kê xây nhà bằng gì?!” là một cách nói, khi mà con số báo cáo không giống, không phản ánh thực tế tăng giá vật liệu xây dựng đang ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp xây dựng, và đương nhiên là tác động đến cả nền kinh tế.

Nhưng liệu chúng ta có ngăn được “cơn tăng giá” nếu không nhìn thấy, không thừa nhận nó?!

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-biet-co-quan-thong-ke-xay-nha-bang-gi-905478.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.