Khởi động lại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Năm 2009, dự án đường Hồ Chí Minh đã được khởi công xây dựng, nhưng đến năm 2011 thì tạm dừng thi công do thiếu nguồn vốn. Đến nay, dự án được triển khai thi công trở lại.

Sáng 18.11, tại xã An Lập (H.Dầu Tiếng, Bình Dương), Tập đoàn Đèo Cả phối hợp với Bộ GTVT cùng UBND tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và Long An tổ chức lễ triển khai thi công gói thầu xây lắp đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ GTVT và ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương tham gia lễ triển khai thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Theo đó, dự án có chiều dài toàn tuyến khoảng 72,75 km, điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố (H.Bàu Bàng, Bình Dương) và điểm cuối giao với đường N2 (nay là đường Hồ Chí Minh thuộc H.Đức Hòa, Long An).

Nghi thức triển khai thi công đường Hồ Chí Minh. Ảnh: C.T.V

Nghi thức triển khai thi công đường Hồ Chí Minh. Ảnh: C.T.V

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa là một đoạn tuyến nằm trong quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây của đất nước (đường Hồ Chí Minh tiêu chuẩn cao tốc).

Dự án có vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng không gian phát triển đô thị - công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ của khu vực Đông Nam bộ.

Khi hoàn thành, tuyến Chơn Thành - Đức Hòa sẽ kết nối giao thông và rút ngắn thời gian từ các tỉnh Tây nguyên qua vùng Đông Nam bộ với các tỉnh miền Tây Nam bộ; từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ kết nối liên vùng, giảm tải lưu lượng cho các tuyến đường bộ hiện hữu.

Các phương tiện cơ giới tập trung để thi công dự án trở lại. Ảnh: C.T.V

Các phương tiện cơ giới tập trung để thi công dự án trở lại. Ảnh: C.T.V

Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn Bình Dương có chiều dài khoảng 31,6 km, đã được giải phóng mặt bằng với quy mô nền đường rộng 40m và xây dựng một số hạng mục trên tuyến.

Theo ông Hà, sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ giúp hoàn thiện hệ thống đường phía tây bắc của Bình Dương, mở ra hướng kết nối mới, đặc biệt là kết nối các KCN trên địa bàn tỉnh với vùng nguyên liệu ở Tây nguyên và Tây Nam bộ.

Đồng thời, tuyến đường cũng thúc đẩy nhanh việc hình thành, phát triển các KCN trên địa bàn Bình Dương như: KCN Bàu Bàng mở rộng, Cây Trường… và sớm trở thành Khu công nghệ cao, vùng đổi mới sáng tạo theo định hướng quy hoạch kinh tế xã hội của Bình Dương đến năm 2040.

Tập đoàn Đèo Cả là đơn vị trúng thầu gói XL1, thi công xây dựng đoạn Km10+000 – Km41+150 bao gồm cầu kênh Phước Hòa, cầu Cây Trường, cầu Bà Tứ, cầu Thị Tính, cầu Suối Tre, cầu Thanh An nằm trên địa bàn Bình Dương…

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.