Khói bụi, nhà mồ bủa vây trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hàng trăm học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi cùng với người dân buôn Khăn (xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa) đang chịu cảnh sống chung với khói bụi từ hai lò gạch và khu nhà mồ…

Trường Tiểu học Nguyễn Trãi có 19 lớp gồm 421 học sinh, hơn 90% học sinh là dân tộc thiểu số, cán bộ giáo viên là 30 người. Trường được thành lập từ năm 2000 nhiệm vụ giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trong xã. Từ trụ sở UBND xã Ia Sao nhìn qua, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi phân chia với khu nhà mồ buôn Hoang 2 (xã Ia Sao) bởi một bức tường. Khu nhà mồ được hình thành từ thời giải phóng.

 

Nhà mồ cách trường học một bức tường khiến học sinh lo sợ. Ảnh: Nguyễn Tú
Nhà mồ cách trường học một bức tường khiến học sinh lo sợ. Ảnh: Nguyễn Tú

Theo thời gian mở rộng, khu nhà mồ mở rộng khoảng 1 ha, dọc theo bức tường rào phân cách với trường học. Tục lệ của làng là chôn chung nên trong mỗi ngôi mộ có nhiều bộ hài cốt. Mỗi lần có người mới chết, người làng lại bỏ chung vào một quan tài của dòng họ, đến khi làm lễ bỏ mả mới chôn thi thể vào quan tài mới…

Mấy ngày trước, ở buôn Hoang 2 có người bị sét đánh tử vong. Hôm nay gia đình tổ chức an táng cho người xấu số ngay tại khu nhà mồ. Tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng người khóc than thê lương của đám tang vang vọng khắp vùng. Bên kia bức tường rào, học sinh khối 1 của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi ngồi co rúm vì sợ hãi. Đến giờ ra chơi giữa buổi cũng không em nào chịu ra ngoài vì sợ… ma. Theo thống kê của nhà trường, hôm nay sĩ số học sinh vắng của trường khá đông, có lớp vắng 1/3, lý do được cho là do các em biết hôm nay có đám tang nên sợ nghỉ học.

Cũng cách một bức tường rào, phía sau dãy nhà hai tầng có khoảng 10 phòng học của trường gồm lò gạch. Ống khói lò gạch chĩa thẳng lên trời nghi ngút khói đen, cách phòng học khoảng 10 mét. Đứng trong sân trường nghe mùi khen khét của khói. Tiếng máy móc nổ chát chúa. Theo cô Nguyễn Thị Hương-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi thì vào mùa khô khói bụi theo gió thổi từ lò gạch đến trường khá nặng, mùa mưa thì ít hơn. Tuy nhiên, các cơ quan liên quan không có chủ trương di dời nên thầy, trò nhà trường tiếp tục việc dạy học nơi đây.

 

Phía sau lưng trường là ống khói lò gạch. Ảnh: Nguyễn Tú
Phía sau lưng trường là ống khói lò gạch. Ảnh: Nguyễn Tú

Cùng chung cảnh ngộ với Trường Tiểu học Nguyễn Trãi là hàng trăm hộ dân thuộc buôn Khăn và các buôn lân cận. Trong phần đất của buôn Khăn có hai lò gạch thi nhau hoạt động. Khói bụi và tiếng ồn từ lò gạch khiến người dân trong buôn tỏ thái độ không đồng tình. Già Siu H’Nhang cho biết, nhiều năm nay khu vực này phải hứng chịu khói bụi từ lò gạch, nhất là vào thời điểm mùa khô, khói bụi bủa vây các ngôi nhà. Bụi bám đầy trên mái tôn, các vật dụng trong nhà. Xe ô tô liên tục vào ra chở vật liệu khiến lũ trẻ không học bài được, phải nhét bông vào tai. Trẻ con trong làng thường mắc bệnh liên quan đến tai-mũi-họng.

Số liệu từ Trạm Y tế xã Ia Sao cho thấy, trung bình mỗi tháng có 4-5 ca mắc bệnh hô hấp đến trạm khám và xin cấp thuốc, tập trung nhiều là trẻ em. Điều này khiến nhân dân hoang mang, lo sợ cho tình trạng sức khỏe của mình và gia đình. Anh Nay Khem (buôn Khăn) cho biết, anh mới lấy vợ chuyển xuống buôn ở 5 năm. Bé gái nhà anh nay ốm mai đau. Nhà bán rẻ, không ai muốn mua. Không đủ tiền mua nhà nơi khác, phải ở lại. Mong muốn là chính quyền có biện pháp hạn chế tình trạng khói bụi từ lò gạch hoặc chuyển lò gạch ra xa khu dân cư.

Ông Nay Kur-Bí thư Đảng ủy xã Ia Sao xác nhận trên địa bàn xã có hai lò gạch tuy nen là lò Hoàng Khánh do Công ty TNHH Hoàng Khánh và lò Phú Bổn của Công ty cổ phần Phú Bổn. Cả hai lò này đều đóng trên phần đất buôn Khăn, trong khu vực đông dân cư. Theo ông Kur: “Những năm trước thì rất khó thở vì khói bụi nhiều, nay thì đỡ hơn. Nhưng vẫn có mùi khó chịu, thường khi mùa khô đến gió thổi khiến khói phát tán rộng. Ngồi ở trụ sở UBND xã cũng nghe được mùi khét”.

Cũng theo ông Nay Kur, mặc dù biết khói bụi từ lò gạch, khu vực nhà mồ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, cũng như việc dạy và học tại trường nhưng chính quyền xã chưa có biện pháp khắc phục. Đối với khu vực nhà mồ sát trường học, biện pháp trước mắt là vận động nhân dân khi chôn cất cần lấn khu vực phía sau, không nên chôn người chết quá sát trường học.

Theo tìm hiểu, trước tình trạng các lò gạch gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh có kế hoạch xóa bỏ hoặc di dời ra khỏi khu vực dân cư góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.