Khói bếp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từng tiếng tí tách nổ liên hồi. Bếp lửa rực đỏ bập bùng không ngớt. Mùi khói lan tỏa nhẹ bẫng trong không trung lẫn lớp sương đêm vương trên từng vòm lá. Đã lâu lắm rồi tôi mới lại được hít hà cái mùi ngai ngái của khói bếp để trôi miên man về vùng ký ức ngày cũ.
Cuối năm, trời mỗi lúc một lạnh hơn. Cái lạnh nơi Phố núi khiến người ta dễ thấy chênh chao đến lạ. Đêm nay, mấy anh em chúng tôi ngồi quây quần bên bếp lửa hồng để trông nồi bánh chưng. Cũng từ lâu lắm rồi, guồng quay của cơm áo gạo tiền đã đưa anh em chúng tôi xa ngôi nhà gắn liền bao kỷ niệm thơ ấu. Để rồi những giây phút giao thời sắp khép lại một năm cũ qua đi càng khiến chúng tôi thêm chộn rộn.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ngày ấy, cứ vào mùa lạnh là anh em chúng tôi lại ngồi bên bếp lửa sưởi ấm. Anh Hai sẽ bắt mấy đứa luyện đọc chữ cho quen còn tôi lại ngủ gật gà gật gù. Chẳng hiểu sao cứ mỗi lần ngồi bên hơi ấm của ngọn lửa với tiếng tí tách là mắt tôi cứ ríu lại. Có lẽ âm thanh và sự ấm áp ấy chính là bản tình ca ngọt ngào nhất đưa tôi vào giấc mơ. Bên bếp lửa, tôi vẫn nhớ những khoảnh khắc được lùi mấy củ khoai lang vào lớp tro nóng rồi chờ khoai chín. Thật hạnh phúc biết bao. Tiếng mấy anh em nô đùa râm ran. Đứa nào cũng hồ hởi như Tết đến được mẹ mua cho quần áo mới. Đó là món quà tuổi thơ có vị ngọt bùi và ấm áp.
Ngoài kia, anh Hai đang chẻ thêm củi, nói với vào trong tiếng gió: “Nhớ lúc mẹ chưa kịp nhóm bếp, có đứa đi moi củ mì về đã ăn sống rồi nằm sùi bọt mép lên quá nhỉ!”. Cậu Út bẽn lẽn cười, lấy tay chất lại củi trong bếp, cả nhà lại được phen cười nắc nẻ. Tôi thấy mẹ vẫn những ngày tần tảo nấu rượu, nuôi heo. Anh em tôi đứa bằm rau thái chuối, đứa trộn cơm với men thật đều, đứa thì châm lửa nấu rượu cho mẹ. Tôi vẫn nhớ nhất cái buổi sáng trời lạnh buốt, mẹ dậy sớm chiên cơm cho anh em chúng tôi ăn để đi học. Tôi vùng vằng vì ngày nào cũng ăn thứ cơm chiên khô khốc với mỡ heo đông. Anh Hai đã lấy 200 đồng tiền tiết kiệm mua cho tôi ổ bánh mì thịt. Tôi cười tít cả mắt. Lúc ấy, mẹ cũng ngồi thừ nhìn những đốm lửa tí tách nổ tan vào không trung mà nghĩ gì xa xôi lắm. Ánh mắt ấy tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ, trong hương khói bếp cay cay.
Cuộc sống hiện đại với bếp gas, bếp từ, với những phương tiện hữu ích nhất phục vụ cho con người, nhưng trong tôi hình ảnh của bếp than hồng rực cháy giữa trời đông mãi gắn liền với những gì ấm áp và đẹp đẽ nhất. Tôi nhắm mắt lại, cố hít hà lấy cái mùi khói bếp đang tan dần trong không trung như sợ mất đi thứ gì quý giá. Tôi đã ước được sống lại trong kỷ niệm tuổi thơ với mùi khói bếp của mẹ, ước cho thời gian ngừng trôi, cho khoảnh khắc sum họp đủ đầy này của anh em tôi còn mãi.
Trúc Phùng

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.