Khoa học tìm ra can thiệp ở cấp độ phân tử để sống khỏe

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong một phát hiện được công bố hôm 2/1, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học đời sống tại Đại học Michigan của Mỹ đã tìm ra một nguyên nhân gây suy giảm chức năng vận động và suy nhược gia tăng ở các cá thể giun lão hóa, đồng thời tìm ra một phân tử có thể giúp cải thiện chức năng này.

Theo thời gian, chức năng vận động ở người và động vật ngày càng bị suy giảm. Giun tròn có biểu hiện lão hóa đặc biệt giống với những động vật khác, và chúng chỉ sống trong khoảng 3 tuần.

Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)



Điều này khiến chúng trở thành một mẫu thí nghiệm lý tưởng cho việc nghiên cứu về lão hóa.

Để hiểu rõ hơn xem sự tương tác giữa các tế bào thay đổi ra sao khi những con giun lão hóa dần đi, các nhà nghiên cứu đã khảo sát tại các điểm tiếp xúc, nơi các nơron vận động kết nối với mô cơ.

Họ đã phát hiện một phân tử có tên viết tắt là SLO-1, hoạt động như một bộ điều khiển tại các điểm nối này, có tác dụng làm chậm các tín hiệu từ nơron đến mô cơ và làm giảm chức năng vận động.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên phân tử SLO-1 của các con giun tròn. Đầu tiên họ sử dụng các công cụ di truyền học và sau đó dùng đến một loại thuốc có tên paxilline.

Trong cả hai trường hợp, họ đều nhận thấy không những chức năng vận động ở các con giun thí nghiệm được cải thiện, mà chúng còn sống lâu hơn những con giun tròn bình thường.

Shawn Xu, giáo sư phân tử học và sinh lý học cơ thể tại khoa Y Dược, Đại học Michigan, cho rằng: "Việc tuổi thọ được kéo dài, song sức khỏe và thể trạng không được cải thiện là điều chưa thực sự lý tưởng. Nhưng chúng tôi đã phát hiện ra rằng thí nghiệm này đã cải thiện cả hai yếu tố trên. Những con giun đó khỏe mạnh hơn và cũng sống lâu hơn."

Ngạc nhiên hơn, việc điều chỉnh thời điểm can thiệp thay đổi đáng kể hiệu quả về cả chức năng vận động lẫn tuổi thọ. Khi SLO-1 bị tác động trong khoảng thời gian đầu của vòng đời, nó không làm thay đổi tuổi thọ, mà lại có tác động xấu đến chức năng vận động ở các con giun non.

Nhưng khi hoạt động của SLO-1 bị chặn ở giữa giai đoạn trưởng thành, cả chức năng vận động lẫn tuổi thọ đều được cải thiện.

Do SLO-1 tồn tại trong cơ thể nhiều loài động vật, các nhà khoa học hy vọng những phát hiện này sẽ khuyến khích việc phân tích tác động lão hóa của nó trên những sinh vật khác.

Tiếp đó là việc xác định được tầm quan trọng của SLO-1 trong sự phát triển đầu đời của giun, đồng thời hiểu sâu hơn về cơ chế ảnh hưởng của nó đến tuổi thọ.

 

Minh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.