Khi nhạc “chắp cánh” cho thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhạc phổ thơ không phải là chuyện hiếm trong làng âm nhạc với nhiều tác phẩm để đời. Tại Gia Lai, một số bài thơ cũng đã được các nhạc sĩ “chắp cánh” bằng giai điệu bay bổng, xúc cảm.

Quỳ vàng, thông xanh, nắng gió… là những gì thân thương nhất đã đi vào thơ của các tác giả tại Gia Lai. Cũng tự nhiên như thế, chúng đi vào âm nhạc. Cuộc gặp gỡ giữa thơ và nhạc đã đem đến cho người miền cảm xúc bất tận, để thấy thêm yêu vùng đất cao nguyên này.

Chọn thơ phổ nhạc là lựa chọn thông minh của các nhạc sĩ, bởi thơ có những ngôn từ “đắt”, cô đọng và đầy sức gợi. Đó là lý do ông Nguyễn Văn Tâm (đường Đồng Tiến, TP. Pleiku), một nhạc sĩ nghiệp dư đã phổ nhạc hàng chục bài thơ. Ông Tâm tự học nhạc thời trẻ, từng là Chủ quán cà phê Trịnh (đường Wừu, TP. Pleiku) với những đêm biểu diễn hút khách, được giới yêu âm nhạc đánh giá cao, song sớm phải đóng cửa vì không đủ kinh phí duy trì. Về hưu, ông đắm mình với âm nhạc bằng những ca khúc phổ thơ.

Ông Nguyễn Văn Tâm và nhà thơ Ngô Thanh Vân. Ảnh: P.D

Ông Nguyễn Văn Tâm và nhà thơ Ngô Thanh Vân. Ảnh: P.D

“Nhạc nghe da diết, nồng nàn quá, đầy lãng mạn. Yêu quá Pleiku!” là cảm nhận của một thính giả trên YouTube khi nghe ca khúc “Về Pleiku đi em” do ông Tâm phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Ngô Thanh Vân-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

Ca từ, giai điệu thật trữ tình, êm ái: “Về Pleiku đi em/mùa tháng ba lung linh khắp nẻo/lòng có buồn cũng sẽ vơi thôi/cỏ cây hoa lá rung rinh dưới ánh mặt trời/về Pleiku đi em/đắm mình trong nồng nàn thanh thản/hương cà phê ngây ngất gọi mời…”.

Nhạc sĩ tay ngang năm nay vừa tròn 70 tuổi cho hay: Ông chỉ mất khoảng 2 giờ để phổ nhạc bài thơ này, sau đó chỉnh sửa thêm trong khoảng 1 ngày. Tiếp theo, ông gửi đi nhờ một đơn vị chuyên nghiệp hòa âm, phối khí rồi nhờ ca sĩ Minh Hùng (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) thể hiện. Tổng chi phí cho 1 ca khúc sau khi hoàn thiện khoảng 3 triệu đồng. Tất cả đều do ông tự bỏ tiền túi thực hiện, bằng tình yêu âm nhạc thuần túy và vô tư.

Khá nhiều bài thơ giàu nhạc tính của nhà thơ Đào An Duyên-hội viên Chi hội Văn học (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) cũng được ông Tâm chọn phổ nhạc. Sự hòa quyện giữa 2 loại hình nghệ thuật đã khảm vào tâm trí người thưởng thức những cảm xúc khó tả với những lời ca đậm màu tự sự: “Hãy cứ rực vàng như thế/mặc đời hối hả ngược xuôi/dại hoang đốt lòng ta vậy/ngày mai dẫu tắt mặt trời” (Thư gửi hoa quỳ). Hay: “Ta từng ước sống một đời đại thụ/tỏa vào em bóng mát đến tận cùng/ngờ đâu lại hóa thành thân tượng gỗ/ôm mối sầu mục ruỗng tận mai sau” (Lời tượng gỗ).

Nhà thơ Ngô Thanh Vân-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh: “Với âm nhạc, những câu thơ bỗng như mềm mại hơn, có âm hưởng, có giai điệu và ngân vang khó tả. Nhạc sĩ thêm một lần nữa thổi hồn cho thơ để cùng cộng hưởng, cùng nhau chạm vào trái tim người thưởng thức. Đó chính là quá trình đồng sáng tạo mà cả 2 đều cảm nhận được niềm hạnh phúc”.

Ca sĩ, nhạc sĩ Phi Ưng-hội viên Chi hội Âm nhạc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cũng là người có duyên “chắp cánh” cho thơ. Anh thường nhận được lời “gửi gắm” phổ thơ.

Có thể kể đến một số bài như: Chiều Kbang (Đào An Duyên), Gia Lai miền nhớ (Trần Thanh Cẩm), Cõng làng trên lưng (Huy Bắc)… “Tùy bài, tùy cảm hứng. Có bài chỉ cần 1 tiếng đồng hồ là hoàn thành, có bài cả tháng mới xong”-anh Phi Ưng chia sẻ.

Với lợi thế tự phối khí, có sẵn phòng thu, lại có cả ca sĩ của Đội Công tác tuyên truyền văn hóa cơ sở (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) hỗ trợ thể hiện ca khúc nên nhạc sĩ Phi Ưng có thể tự hoàn thiện mọi khâu để đưa tác phẩm “ra lò” sau khi sáng tác.

Trong số này, tác phẩm anh ưng ý nhất là “Cõng làng trên lưng”. Ca khúc nêu bật hình ảnh đẹp của Bộ đội Cụ Hồ và tình quân dân đoàn kết trong việc đồng lòng giúp bà con dời nhà về nơi ở mới.

Bài hát mang âm hưởng vui tươi, dễ thuộc, dễ hát: “Bộ đội về làng/đồng sức đồng lòng/cõng làng trên lưng/bộ đội về làng/khiêng nhà chỗ mới/trẻ em hớn hở/chạy theo bộ đội/bộ đội về làng/mặt trời chưa thức/con gà chưa dậy/cuốc xẻng sẵn sàng…”. Ca khúc này đã được chọn tham gia một số hội diễn và đạt giải cao.

Người yêu âm nhạc Gia Lai cũng từng có dịp thưởng thức nhiều tác phẩm nhạc phổ thơ khá hay của các tác giả trên địa bàn tỉnh như: Khoảng trời lá thông (thơ Phạm Đức Long, nhạc Lê Xuân Hoan); Phố núi Pleiku (thơ Hương Đình, nhạc Trương Đức Hà); Gia Lai mùa khô (thơ Hoàng Thanh Hương, nhạc Dương Toàn Thiên); Em Pleiku (thơ Lê Vi Thủy, nhạc Vĩnh Phúc)… Từ sự đồng điệu ấy, thơ “rộng cửa” đến với công chúng, nhạc cũng mang đến cho đời sống những rung động đẹp đẽ.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...