Gương mặt thơ: Ngô Thanh Vân "những cơn mưa nhỏ làm mát ngày nắng hạ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngô Thanh Vân đang chín, cái chín của người từng trải. Chị vừa mở rộng tầm quan sát, liên tưởng nhưng lại cũng rất “giữ mình” trong cảm xúc cá nhân. Vì thế, nỗi niềm thơ của chị dẫu có vẻ riêng tư nhưng lại nói hộ nhiều người. Không nhiều tìm tòi, cũng không phá cách thi pháp, thơ chị như những cơn mưa nhỏ làm mát ngày nắng hạ, mà cái ngày nắng ở Tây Nguyên ấy, nó khô khát biết chừng nào.

Ngô Thanh Vân.
Ngô Thanh Vân.

Cứ dìu dịu thế, lặng lẽ thế, thơ chị dựng lên trong người đọc một miền an nhiên. An nhiên sống, an nhiên giữa những chông chênh và an nhiên giữa những nỗi buồn. Mà nghĩ cho cùng, không có những nỗi buồn, đời sống tẻ nhạt biết bao nhiêu, con người cô độc biết bao nhiêu!

6 tập sách cả văn và thơ, nhưng có lẽ chị sẽ trụ với thơ. Nhìn tỷ lệ 5/1 sẽ thấy điều này. Tập “Mười hai tháng sáu” của chị khiến người đọc nhớ nhiều. Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai.



(Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu).


 

MẸ

Cảm ơn mẹ đã sinh con
và bao dung lẫn mỏi mòn dõi trông
con mê mải với cánh đồng
vừa chữ nghĩa vừa long đong phận người.

Cao xanh cũng thật trêu ngươi
đa đoan buộc lẫn chút tươi chút nồng
rồi đem têm với má hồng
cho nên đời cứ lông chông. Như là...

Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang



Một chiếc lá vừa thoáng qua
vậy mà cũng chạm cũng là đà say
cả trời thu đổ xuống đây
gom bao nhiêu mới chất đầy tâm tư.

Đôi lúc thực, lắm khi hư
mờ mờ mộng tưởng lại thư thái ngồi
vẫn là con lạc bước thôi
chỉ khi bên mẹ thấy đời thênh thang.

Cảm ơn mẹ đã cưu mang
và yêu thương những nhỡ nhàng rủi may
rượu chưa kịp uống đã say
con chưa kịp nói đã cay mắt rồi.

Một lần khờ dại buông trôi
ngã rồi đứng dậy mím môi. Lại cười
con đi về phía núi đồi
sau lưng là cả bầu trời an nhiên!



 



BÌNH MINH EM

Ai lấy đi buổi sáng trong veo
Trả cho em ngày cuối tuần rây rây nắng
Căn phòng lặng im
Không đủ sức giam cầm nụ cười và mắt nhìn đắm đuối
Thản nhiên em đằm thắm phía không người.

Ngày khẽ về trên phiến lá non tơ
Em ủ tháng năm bằng men nồng nhung nhớ
Đừng nghĩ dài lâu mà mình thêm mắc nợ
Những ân tình năm tháng có tàn phai.

Minh họa: T.N
Minh họa: T.N



Dương cầm khuya vẫn thổn thức miệt mài
Vỗ về em từng giấc đêm dịu ngọt
Ai hát em nghe bản hòa âm tháng sáu
Tiếng khóc vỡ òa trong hạnh phúc mênh mông.

Buổi sớm này bừng sáng cả ngày đông
Một tách một em một chớm xuân làm nên cuộc hẹn
Chẳng thề bồi dời non lấp bể
Mà sẽ đưa nhau đến tận cuối đường.

Mỗi đoạn đời mỗi đoạn nông sâu
Em thi lòng mình vượt qua ngàn giông tố
Nên mai này cả bình minh rực rỡ
Đón em về trong bình lặng an nhiên.






KHÚC MƯA

Rơi vào núi mờ mờ sương mỏng
như quàng khăn vương vấn lưng đồi
mây xuống phố chùng chình ảo ảnh
như là em thoáng hiện bên đời.

Đêm nghe gió ầm ào hiên vắng
hạt đua chen thấm ướt chỗ nằm
từng cơn bão rớt miền hạnh ngộ
đủ lìa tan lưu luyến ban sơ.

Minh họa: H.T
Minh họa: H.T


Lời thủ thỉ vọng từ thăm thẳm
khúc mưa bay hay khúc nhạc lòng
mà day dứt cung trầm nốt bổng
chia xa chưa kịp thốt nên câu.

Mưa thầm thĩ giọt dài giọt vắn
vỗ về nhau ru giấc chập chờn
mây thì mỏng, em mong manh thế
níu được không giây phút yên lành.

Khuya phố thị bồng bềnh hư ảo
víu xa xôi về lại thật gần
ta dốc cạn mình vào đêm lặng
thấy vọng về điệp khúc thanh tân...

 

N.T.V

 

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.