Khi 'không tham của rơi' trở thành văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những cá nhân không tham của rơi đều được những đơn vị - nơi mà những người này làm việc vinh danh, khen thưởng; có người còn được công ty, đơn vị bố trí công việc ở vị trí tốt hơn vị trí công việc cũ.

Điều này làm người viết nhớ lại câu chuyện nhân viên một cửa hàng xăng dầu TP.Đông Hà, Quảng Trị đã "nhờ vả" cơ quan chức năng và cộng đồng mạng giúp tìm cho được người đánh rơi hơn 19 triệu đồng để trả lại. Đó là anh Nguyễn Thanh Cảnh (31 tuổi, trú P.Đông Lễ).

Anh Cảnh (bìa phải) trả lại tiền cho người đánh rơi. Ảnh: THANH LỘC

Anh Cảnh (bìa phải) trả lại tiền cho người đánh rơi. Ảnh: THANH LỘC

Vào lúc 19 giờ ngày 7.8, khi đang làm việc tại cửa hàng xăng dầu Sepon - Quảng Trị (187 Lê Duẩn, TP.Đông Hà), anh Cảnh phát hiện xấp tiền ai đó đánh rơi trước cửa hàng. Anh đã mang xấp tiền trình báo với công ty cũng như cơ quan chức năng để tìm người đánh rơi. Thông tin trên được cộng đồng mạng chia sẻ nhanh chóng nhằm giúp khổ chủ sớm tìm đến nhận lại.

Tháng 11 năm ngoái, trên đường đi làm về, chị Nguyễn Thị Tuyên (34 tuổi, trú TP.Đông Hà, nhân viên Nhà máy viên nén năng lượng Cam Lộ) nhặt được chiếc túi có 7,5 chỉ vàng. Dù cảnh nhà khó khăn nhưng chị vẫn tìm người đánh rơi trả lại.

Những cá nhân không tham của rơi đều được những đơn vị - nơi mà những người này làm việc vinh danh, khen thưởng; có người còn được công ty, đơn vị bố trí công việc ở vị trí tốt hơn vị trí công việc cũ.

Những đồng nghiệp khác của tôi ở Báo Thanh Niên cũng thường xuyên đăng tải những thông tin về những người tốt, việc tốt tương tự như thế.

Có người "xét nét" kiểu hành vi nhặt được của rơi là điều rất bình thường. Chuyện trả lại của rơi là chuyện thường tình của một người lương thiện, nhưng khi điều đó đã trở thành văn hóa của doanh nghiệp, của người dân thì quả rất đáng… đưa tin. Trả lại của rơi, họ nhận được "món quà" lớn lao hơn, đó là sự tôn trọng. Còn với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, việc khởi tạo, nuôi dưỡng và phát triển văn hóa không tham của rơi trong đơn vị sẽ lợi cả đôi đường. Bởi đến của rơi, người lao động còn không tham thì chẳng cớ gì họ lại sai quấy trong doanh nghiệp mình. Giá trị là ở chỗ đó.

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.