Khi chăm lo sức khỏe được sân khấu hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những tình huống thực tế được khắc họa sinh động qua các tiểu phẩm tại hội thi “Sân khấu hóa cán bộ ngành Y tế đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh năm 2019” do Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.
Mục tiêu của hội thi là đổi mới về nhận thức và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Tham gia hội thi năm nay có 7 đội với 70 thí sinh, trong đó có 6 đội đại diện cho 6 khối Công đoàn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 1 đội đến từ Trường Đại học Tây Nguyên (tỉnh Đak Lak). Tham dự hội thi, các đội trải qua 2 phần thi gồm tiểu phẩm và ứng xử. 
 Các tiểu phẩm tham gia hội thi đều được chuẩn bị chu đáo. Ảnh: N.N
Các tiểu phẩm tham gia hội thi đều được chuẩn bị chu đáo. Ảnh: N.N
Trong phần thi tiểu phẩm (mỗi đội có 15 phút trình bày), các đội đều đầu tư nghiêm túc về kịch bản, diễn xuất. Với sự nhập vai tròn trịa, diễn xuất tự nhiên, Công đoàn khối I mang đến tiểu phẩm “Tình mẫu tử” khiến nhiều người không khỏi xúc động. Đó là câu chuyện về thai phụ bị nhiễm HIV đến bệnh viện để sinh con. Tại đây, một số người biết chuyện đã xa lánh, kỳ thị nhưng đội ngũ y-bác sĩ vẫn tận tình giúp đỡ, dù vậy cũng chỉ cứu được đứa con. Trước nỗi đau của gia đình, nhân viên y tế đã ân cần thăm hỏi, chia sẻ và giúp gia đình vượt qua nỗi đau.
Đến với hội thi, tiểu phẩm của Công đoàn khối V kể về một gia đình đưa người thân vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì tai nạn giao thông. Bác sĩ nhanh chóng tiếp nhận, làm những xét nghiệm cần thiết và chỉ định phẫu thuật gấp. Tuy nhiên, khi biết người thực hiện phẫu thuật là bác sĩ Hà, gia đình bệnh nhân phản đối kịch liệt vì trước đây người nhà của họ từng gây tai nạn cho em gái bác sĩ Hà, khiến cô này phải gắn cả đời với chiếc xe lăn. Vì vậy, người nhà bệnh nhân cho rằng bác sĩ Hà sẽ vì chuyện cũ mà không làm hết trách nhiệm. Sau 5 tiếng, dù ê kíp phẫu thuật đã hết sức cố gắng nhưng vì chấn thương quá nặng, bệnh nhân đã không qua khỏi. Đau đớn và thất vọng, gia đình đổ lỗi cho bác sĩ Hà. Trước tình huống này, các y-bác sĩ đã hết sức cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của gia đình người bệnh, giải thích thấu tình đạt lý. Lời lẽ chân thành, thuyết phục cộng với lối cư xử mềm mỏng của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đã giúp gia đình người bệnh hiểu ra và chấp nhận thực tế.
Dù chỉ có 15 phút thể hiện nhưng tiểu phẩm với bố cục chặt chẽ, tình tiết hợp lý, lôi cuốn, Công đoàn khối V đã thành công khi truyền tải thông điệp đến người xem. Cùng với việc trả lời thuyết phục trong phần thi ứng xử, đơn vị đã xuất sắc đạt giải nhất, đồng thời giành luôn giải phụ (kịch bản hay nhất). Cử nhân Lê Thanh Tịnh-Khoa Chẩn đoán hình ảnh, đội thi Công đoàn khối V-chia sẻ: “Trên thực tế khám-chữa bệnh, bệnh nhân đến với bệnh viện có muôn vàn bệnh cảnh khác nhau. Các y-bác sĩ được đào tạo là để cứu người, không vì một lý do nào khác mà bỏ mặc bệnh nhân. Tuy nhiên có những ca bệnh khó khăn, phức tạp, dù đã cố hết sức nhưng vẫn không thể cứu chữa thành công… Trong sự đau đớn tột cùng vì mất người thân, người nhà bệnh nhân có thể bộc phát và xung đột với y-bác sĩ. Gặp những tình huống này, cần phải đặt mình vào tình cảnh của họ để thấu hiểu và chia sẻ, từ đó có cách giao tiếp hợp lý, giải tỏa căng thẳng”.
Tham gia hội thi, đội thi đến từ Trường Đại học Tây Nguyên gồm những sinh viên y khoa đang thực tập ở các bệnh viện tại Gia Lai với tinh thần giao lưu, học hỏi. Thực tập sinh Huỳnh Trí Hiệp cho hay: “Hội thi là cơ hội để chúng em học hỏi không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn về thái độ làm việc, giao tiếp ứng xử với bệnh nhân và lấy đó làm hành trang để phục vụ công việc sau này”.
Đánh giá về hội thi, bà Nguyễn Thị Ánh Xuân-Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh, Trưởng ban Giám khảo hội thi-nhận xét: “7 đội thi đã có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc; các kịch bản đầu tư có chiều sâu, truyền tải thông điệp ý nghĩa, có tính giáo dục, nhân văn sâu sắc”. Kết thúc hội thi, giải nhất thuộc về Công đoàn khối V; giải nhì được trao cho Công đoàn khối I; Công đoàn khối VI và khối III đồng giải ba. Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao 3 giải khuyến khích và 2 giải phụ gồm giải ứng xử hay nhất cho Công đoàn khối I và kịch bản hay nhất cho Công đoàn khối V.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.