Khát vọng xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quá trình lấy ý kiến góp ý về điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 cho thấy lãnh đạo TPHCM luôn thuận theo hướng làm sao khai thác tiềm năng sông Sài Gòn, phát triển thành phố theo hướng đa trung tâm, tạo môi trường sống xanh và bền vững.

TPHCM cũng đang có Đề án nghiên cứu về “Xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh, thương hiệu TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Một trong những tiền đề để viết câu chuyện thương hiệu là hướng đến cơ hội phát triển và cuộc sống hạnh phúc với các giải pháp thông minh và xanh, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, theo tinh thần Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để phát triển theo hướng chuyển đổi xanh, chúng ta cần quan tâm đến nhiều lĩnh vực, nhiều giải pháp nhằm đảm bảo hài hòa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Ở đây xin đề cập đến việc gìn giữ và phát huy cho được môi trường xanh để TPHCM thêm xanh.

TPHCM có hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, trong đó có đoạn sông Sài Gòn dài 80km, ôm lấy đô thị rộng lớn và như sợi dây liên kết cư dân các vùng miền ven sông tự bao đời. Sông Sài Gòn chảy ra biển cả mang theo biết bao những khát khao, hoài bão, trong đó có cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ kính yêu.

Dòng sông Sài Gòn đã và sẽ còn kể tiếp thật nhiều những câu chuyện về thành phố trẻ trung, năng động, anh hùng và giàu đẹp này như một bản trường ca tuyệt vời, bất hủ. Vấn đề đang đặt ra là chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ hệ thống sông, kênh rạch trong lành, cùng làm cho cảnh quan hai bên bờ sông xanh tươi, đẹp đẽ, như việc TP Thủ Đức vừa thực hiện một công trình ý nghĩa là trồng cây, trồng hoa ven sông Sài Gòn.

Trong quy hoạch, phát triển, TPHCM có thể xem sông Sài Gòn là điểm nhấn của sự bứt phá. Sông Sài Gòn không chỉ là trục nền tảng giúp phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông thủy bộ, kết nối giao thương, mà còn tạo lập hệ sinh thái dịch vụ, du lịch, lễ hội, văn hóa… Người dân cũng luôn mong chờ về sự bứt phá vươn lên của thành phố nhằm tạo nên kỳ tích cho giai đoạn phát triển mới - Kỳ tích sông Sài Gòn.

Cũng trong triển khai, thực hiện quy hoạch, TPHCM đang tổ chức thi tuyển dự án quốc tế về ý tưởng quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa theo hướng du lịch, văn hóa, giải trí. Bình Quới - Thanh Đa là vùng đất cù lao, cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km. Đây là dự án mà người yêu TPHCM mong muốn giữ cho được vùng sinh thái, là nơi hấp dẫn khách du lịch theo cách độc đáo gắn với thiên nhiên, môi trường và người dân sẽ cùng tham gia đầu tư phát triển.

TPHCM còn có Cần Giờ hơn 75.000ha, có Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn với hơn 34.000ha - lá phổi của TPHCM, gắn với tiềm năng tham gia hoạt động trao đổi tín chỉ carbon. Nơi đây đang có nhiều những dự án tầm cỡ, như: Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, cầu nối Nhà Bè - Cần Giờ. Tất cả các dự án được xem xét thận trọng, không làm ảnh hưởng đến môi trường, đến Khu dự trữ sinh quyển được quốc tế công nhận. Nhiều tâm huyết của lãnh đạo TPHCM và Trung ương được gửi gắm vào việc nhanh chóng đánh thức tiềm năng của Cần Giờ. Đó cũng là khát vọng của người dân Cần Giờ và TPHCM về một địa chỉ sinh thái, hiện đại, về một “thành phố trong rừng” và “rừng trong thành phố”, thu hút những nhà đầu tư lớn.

Trong khi đó, cách trung tâm TPHCM 40km về phía Tây Bắc là huyện Củ Chi - vùng đất thép thành đồng, quê hương địa đạo là miền quê xanh, trong lành, có đoạn sông Sài Gòn dài 54km chảy qua. Củ Chi hiện là trở thành vành đai xanh của TPHCM, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, bởi có khu di tích địa đạo Bến Dược, Bến Đình, có vùng giải phóng được tái hiện, có khu dã ngoại… Khu vực này còn có nhiều dự án, như công viên Safari 457ha, sẽ mở ra nhiều triển vọng phát triển. Điều mong ước của người dân TPHCM là Củ Chi luôn giữ được màu xanh, luôn tươi đẹp, luôn giữ được đặc trưng của vùng đất giàu sức hấp dẫn và thời nào cũng anh hùng.

Trồng thêm cây xanh để tăng tỷ lệ cây xanh cũng đang là quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và toàn bộ người dân thành phố. Điều đó càng đòi hỏi trong xây dựng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch, TPHCM sẽ tiếp tục đặc biệt quan tâm để đạt tiêu chí về quy hoạch xanh, cùng với việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư và tăng cường sự quản lý không để công viên, cây xanh bị cắt xén. Và, việc bảo vệ và phát triển mảng xanh không thể thiếu vai trò của người dân và cộng đồng, để mỗi nhà, mỗi đường phố, mỗi khu phố đẹp hơn, nhiều cây, nhiều hoa hơn và góp phần làm cho môi trường sống xanh hơn.

Sài Gòn - TPHCM là đô thị gắn với sông nước, có môi trường thiên nhiên trong lành, trong quá trình phát triển theo hướng chuyển đổi xanh, vươn tới phồn vinh, chúng ta nhất định sẽ phát huy những tài sản, những giá trị vô giá của thiên nhiên ban tặng, gắn với công lao vun bồi của biết bao thế hệ.

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.