Khẩn cấp giải ngân gói hỗ trợ như bơm nước cứu hỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính phủ đã có nghị quyết về gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng dành cho người dân gặp khó khăn do COVID-19, với khoảng 20 triệu người dân được thụ hưởng.
Gói hỗ trợ này mang tính cấp bách, phải đến tay người nghèo càng sớm càng tốt thì mới có ý nghĩa. Để kéo dài khi cuộc sống trở lại bình thường, tuy vẫn tiếp tục giúp người nghèo, nhưng đã qua lúc khó khăn nhất, lúc cần thiết nhất. Cũng giống như hỏa hoạn không có nước, đợi cháy hết rồi nước mới tới. Cứu dân nghèo lúc này như lửa cháy ngang mày, không thể ngồi họp bàn mãi.
Hiện nay, những đối tượng của chính sách hỗ trợ này đang chờ đợi nhận hỗ trợ, cho nên các địa phương cần triển khai thật nhanh đừng để những ràng buộc thủ tục làm cho chậm chạp. Chính quyền phải mạnh dạn làm, dám chịu trách nhiệm, bảo đảm đúng đối tượng, không vi phạm, sai phạm. Khi tâm sáng, lòng trong, thì sợ gì việc dân việc nước không thành.
Tiền Chính phủ có đó, nhưng chậm đến tay người nghèo thì chính quyền các địa phương chưa làm hết trách nhiệm.  Hãy đặt vào hoàn cảnh của người nghèo, sẽ thấy họ mong chờ đồng tiền hỗ trợ như thế nào, mới thấy một ngày qua đi mà dân chưa nhận được tiền là thêm một lần có lỗi với dân.
Cũng rất may, trong khi chờ gói an sinh xã hội của Chính phủ, những hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo vừa qua trong cộng đồng rất tốt và rất đẹp. Dân cứu dân, nhanh chóng và hiệu quả. Thấy dân đang cứu dân khẩn trương như vậy, chính quyền các địa phương chẳng lẽ không thấy sốt ruột. Tương tự, gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp còn khẩn cấp hơn. Nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng cấp cứu, cần “truyền máu”, nếu chậm là chết. Máu đây là vốn, là tiền, cha ông chẳng từng nói “đồng tiền là huyết mạch” hay sao.
Đa số doanh nghiệp làm ăn chân chính, bình thường có nghĩa vụ nộp thuế, đó cũng là sự hoàn thành trách nhiệm đối với xã hội, với đất nước. Thì khi gặp nạn, họ cũng cần được hỗ trợ, được “cứu sống”, đó cũng là sự công bằng.
Gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ triển khai nhanh mà phải đến đúng địa chỉ. Cộng đồng doanh nghiệp phải công bằng trong tiếp cận nguồn vốn, không để xảy ra bất cứ trường hợp nào ưu ái, thân hữu, nhóm lợi ích. Chỉ cần một trường hợp sai phạm trong gói cứu trợ này, thì mất niềm tin vô cùng lớn.
Cũng giống như tham nhũng xảy ra nhiều, nhưng vụ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội bắt tay doanh nghiệp trục lợi thông qua gói thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 gây bất bình và phẫn nộ trong dư luận ghê gớm. Bởi vì họ đã lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. 
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.