Emagazine

E-magazine Khách quốc tế tăng cao: Tín hiệu vui đối với ngành du lịch


Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, 2 tháng đầu năm 2024, Gia Lai đón khoảng 1.700 lượt khách quốc tế, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Khu du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) vừa đón 25 khách Đan Mạch đến tham quan, trải nghiệm. “Khách Tây” được bà con Jrai hướng dẫn trải nghiệm nhiều hoạt động trong sự hào hứng, tò mò.



Chị H’Uyên Niê-Hướng dẫn viên-cho biết: Du khách được tham quan giọt nước, khu nhà mồ của làng Kép 2, quy trình làm quả bầu đen, thưởng thức món truyền thống của người Tây Nguyên. Sau khi được uống nước đựng trong quả bầu, nhiều vị khách Đan Mạch tấm tắc khen. Một số du khách thích thú với quả bầu khô đựng nước.



Chỉ là trải nghiệm nhỏ nhưng đã làm cho cả đoàn khách vui vẻ. Theo chị H’Uyên, khách quốc tế có những sở thích rất khác so với khách Việt. Họ thích đi bộ quanh làng, tìm hiểu từng loại cây trồng, xem người dân trồng cây gì, nuôi con gì. Họ vào bất kỳ gia đình nào để xem cách sinh hoạt, cách người Jrai tổ chức không gian sống. Họ thích trải nghiệm những gì tự nhiên, đời thường nhất. Các vị khách Đan Mạch rất hài lòng sau chuyến tham quan, nhất là tinh thần mến khách, chân thành, cởi mở của bà con Jrai. Vui hơn nữa khi đơn vị dẫn tour tiếp tục ký hợp đồng để đưa đoàn khách châu Âu khác đến trải nghiệm vào ngày 21-3 tới.

Từng đưa khách quốc tế trải nghiệm du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông, chị Kiều Đăng (Công ty Du lịch Làng Hồ Tourist, tỉnh Kon Tum) kể: Chị từng có suy nghĩ đây là địa điểm khó làm du lịch vì nhiều yếu tố. Nhưng nhìn lượng khách Âu-Á đến đều thời gian gần đây, chị đã có suy nghĩ khác về cách làm du lịch bền vững.



Trước đoàn khách Đan Mạch, một đoàn khách Pháp gần 20 người đã đến thăm chùa cổ Bửu Minh và khám phá các thắng cảnh thiên nhiên phía Tây của tỉnh. Nhiều khách lẻ với các xu hướng trải nghiệm khác nhau cũng đến với vùng đất Gia Lai tạo nên điểm sáng trong bức tranh du lịch. Chị Lương Vũ Thảo Nguyên-Chủ quán phở Nhớ Phố núi (số 10 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku) cho biết: Những tháng đầu năm nay, khách nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức… tới thưởng thức phở khô tăng thấy rõ. Chị thường tranh thủ ra trò chuyện, hướng dẫn khách ăn phở khô đúng cách, qua đó quảng bá đặc sản của Gia Lai với khách quốc tế. “Nhiều người nói họ biết phở khô trên các diễn đàn du lịch khiến tôi rất vui. Chỗ chúng tôi chỉ là một quán phở nhỏ, nhiều quán ăn lâu đời như: phở Hồng, Ngọc Sơn, Ngọc Linh… hẳn cũng đã phục vụ nhiều khách quốc tế khiến họ có cảm tình với ẩm thực đặc trưng ở Gia Lai. Khách nước ngoài có đặc điểm chung là luôn ăn hết suất ăn dù có hợp khẩu vị hay không”-chị Nguyên chia sẻ.



Ở một ngôi làng Bahnar xa xôi, nhưng anh Hvinh Nut-Hướng dẫn viên du lịch, đồng thời là chủ Nut Phăm Homestay Sơn Lang (làng Đak Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang) cho hay: Thời gian gần đây, anh có cơ hội phục vụ một số khách quốc tế.



Anh Hvinh Nut cho biết thêm: “Sau nhiều năm làm hướng dẫn viên, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách quốc tế. Tôi cho rằng mỗi vị khách quốc tế là cầu nối giúp quảng bá hình ảnh du lịch Gia Lai ra thế giới. Do đó, chúng tôi cố gắng hết sức để phục vụ họ tốt nhất, mang sự chân thành, cởi mở, hiếu khách như tính cách vốn có của người Bahnar để tạo ấn tượng đẹp cho du khách về vùng đất và con người ở đây”.



Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.