Khách đi-đến các bến xe liên tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có xe trung chuyển

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh vừa đề nghị Tổng Công ty cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) phối hợp với các bên liên quan thực hiện phương án trung chuyển khách đi và đến 5 bến xe liên tỉnh trên địa bàn các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và Tết.
Theo đó, ô tô trung chuyển đưa vào phục vụ khách có sức chứa từ 29 chỗ trở xuống; 2 bên thân xe có nội dung “xe tiếp chuyển hành khách đi, đến bến xe”. Thời gian phục vụ xe trung chuyển từ 0 giờ đến 24 giờ các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ và Tết. Chi phí trung chuyển tính vào giá vé xe của hành khách.
Phương án trung chuyến khách đi-đến các bến xe giúp hành khách thuận lợi hơn trong việc di chuyển cũng như giảm chi phí trong điều kiện bến xe ở xa. Ảnh: Gia Minh/VnExpress

Phương án trung chuyến khách đi-đến các bến xe giúp hành khách thuận lợi hơn trong việc di chuyển cũng như giảm chi phí trong điều kiện bến xe ở xa. Ảnh: Gia Minh/VnExpress

Việc phục vụ xe trung chuyển chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 triển khai tại Bến xe Miền Đông mới (TP. Thủ Đức) với việc tiếp chuyển qua một số khu vực nội thành, gồm các quận: 1, 3, 5, 7, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, TP. Thủ Đức. Tùy theo nhu cầu, các đơn vị sau đó sẽ mở rộng phạm vi tiếp chuyển đến các quận, huyện khác trong thành phố.
Giai đoạn sau, việc trung chuyển khách sẽ áp dụng tại 4 bến xe liên tỉnh còn lại của thành phố: Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân), Bến xe Miền Đông cũ (quận Bình Thạnh), Bến xe An Sương (huyện Hóc Môn) và Bến xe Ngã Tư Ga (quận 12). Dự kiến triển khai thực hiện trong năm 2025.
Được biết, việc trung chuyển sẽ được triển khai thông qua phần mềm, ứng dụng trên điện thoại thông minh để các bên liên quan (bến xe, doanh nghiệp vận tải, đơn vị trung gian...) tương tác và tổ chức đưa đón khách. Theo đó, khách có nhu cầu sẽ tải ứng dụng, đăng ký thông tin, theo dõi lộ trình xe trung chuyển đã đăng ký trên ứng dụng. Khách sẽ được đón, trả tại các địa điểm như: trong bến xe, trung tâm thương mại, bệnh viện hoặc theo nhu cầu thực tế với các vị trí cập nhật trên ứng dụng.
Phương án này giúp hành khách thuận lợi hơn trong việc di chuyển cũng như giảm chi phí trong điều kiện bến xe ở xa. Đồng thời, góp phần hạn chế tình trạng “xe dù, bến cóc” ở khu vực nội thành.

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.