Kết quả thực tế là thước đo năng lực xử lý tình huống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Làm thế nào để nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, khôi phục sản xuất, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường là yêu cầu trước hết, trên hết trong lúc này.

Trên thực tế, thời gian qua, nhất là khi đợt dịch thứ tư bùng phát, nhiều nơi đã “hành xử” không theo chủ trương và phương châm duy nhất đúng nêu trên. Đành rằng dịch bệnh bùng phát nhanh, lan rộng, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm, nhưng không thể lấy đó bao biện cho việc lúng túng, bị động, thiếu chặt chẽ, an toàn, thậm chí sai với chỉ đạo thống nhất của Trung ương.  

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương đón công dân Gia Lai có hoàn cảnh khó khăn, cấp bách về tỉnh. Ảnh: Phương Linh
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương đón công dân Gia Lai có hoàn cảnh khó khăn, cấp bách về tỉnh. Ảnh: Phương Linh


Lấy ví dụ như lùm xùm khi công dân mua ổ bánh mì không được coi là hàng hóa thiết yếu. Như 4 mẹ con dùng xe đạp từ miền Nam về Nghệ An tránh dịch. Như chàng thanh niên miền Trung đi bộ về nhà đói lả trên nền lớp học vắng hoe. Như 4 ngư dân Phú Yên từ Bình Thuận lội sình, tìm cách vượt qua chốt kiểm dịch để tìm đường về quê... Những chuyện đau lòng này xuất hiện trên báo chí, mạng xã hội khiến bao người xót xa.

Cuộc sống luôn vận động, biến đổi và có lý lẽ riêng của nó. Chỉ khi dựa vào nó, bám vào nó, đi vào bản chất của nó mới có cách giải quyết căn cơ, phù hợp, đúng đắn. Mọi ý chí không theo quy luật vận động của thực tế cuộc sống chắc chắn không thể mang lại kết quả. Việc đóng rồi mở các chốt kiểm soát người ra vào TP. Hồ Chí Minh, cấm rồi thông các trạm BOT, cấm rồi mở các chợ truyền thống, điều chỉnh nơi thực phẩm không tiêu thụ được với nơi cháy hàng, sốt giá, xử lý các trường hợp nhiễm bệnh... tất cả đều là những chọn lọc và bài học bắt nguồn từ cách ứng phó của một số cấp, ngành, địa phương khi dịch Covid-19 xảy ra với những cấp độ khác nhau.

Chính việc chủ động triển khai các biện pháp phòng-chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Y tế, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, cũng như sự đồng lòng ủng hộ thực hiện của Nhân dân mà dẫu dịch bệnh tác phát mạnh nhưng trên bình diện chung, cả nước vẫn chủ động kiềm chế, ngăn chặn.

Theo sát tình hình, xử lý tình huống phù hợp, nhiều địa phương khi TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... tuyên bố giãn cách xã hội thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, đã nhanh chóng có cách ứng phó khẩn thiết, kịp thời. Nơi thì thuê máy bay, nơi thuê xe đò, nơi thuê tàu hỏa... đưa “người của mình” về quê nhà tránh dịch. Thật xúc động khi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu làm mát lòng mát dạ không chỉ công dân đang mắc kẹt trong TP. Hồ Chí Minh: thuê máy bay đưa bà con về quê "có rau ăn rau, có cháo ăn cháo”. Hà Tĩnh, Nghệ An cũng có động thái kịp thời đưa người mắc kẹt từ vùng dịch trở về. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng với phương án thuê máy bay vận chuyển đồng bào về quê... Chưa cần nói đến hành động sẵn sàng sau đó, một lời nói thể hiện quyết tâm, sự quan tâm kịp thời đã làm ấm lòng biết bao người con xa quê lúc “hoạn nạn”, làm nức lòng biết bao người. Lúng túng bị động, lo sợ trách nhiệm hoặc lơ là, chủ quan trong lúc này, rõ ràng không chỉ có vi phạm, khuyết điểm mà là có tội với dân, với nước.

Cùng với các địa phương, Gia Lai cũng đã có kế hoạch chủ động đón công dân trở về. Trong cuộc họp mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng-chống Covid-19 tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp thật tốt để đón công dân Gia Lai đang học tập, làm việc tại Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh... có nguyện vọng trở về địa phương tránh dịch; nhất là công dân có hoàn cảnh khó khăn, cấp bách với số lượng 1.000 người bằng phương tiện máy bay hoặc ô tô, kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đồng thời giao nhiệm vụ các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể, sớm triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn phòng-chống dịch.  
Tiếp nhận, xử lý hàng ngàn công dân từ vùng dịch về là nhiệm vụ rất nặng nề, từ việc sàng lọc, phân loại, xác định âm hay dương tính với SARS-CoV-2 đến việc cách ly, điều trị... Song đến thời điểm hiện tại, tất cả các công tác này, tỉnh ta đều đã chủ động đáp ứng.

Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Công tác phòng-chống dịch còn phải tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, ngành Y tế, chúng ta tin tưởng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng ủng hộ và hợp tác của Nhân dân, Gia Lai tiếp tục là địa phương đi đầu trong công tác phòng-chống dịch hiệu quả và sẽ thu được những kết quả tốt đẹp, nhanh chóng đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.

 

THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.