Emagazine

E-magazine Kết nối Cao nguyên với phố biển Tuy Hòa

Được khởi động từ năm 2022, Ngày hội du lịch kết nối Tuy Hòa-Pleiku với chủ đề “Vẻ đẹp Tuy Hòa cùng đại ngàn Tây Nguyên” đã đem đến cho người dân và du khách những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn. Các hoạt động triển lãm tranh ảnh, giao lưu sắc màu âm nhạc, trình diễn ẩm thực của 2 địa phương đã để lại những dấu ấn khó quên. Cùng với đó, sự góp mặt của hơn 50 gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, điểm tham quan du lịch của 2 thành phố đã đáp ứng sự lựa chọn đa dạng của người dân và du khách. Đó cũng là điều kiện để các doanh nghiệp gặp gỡ, hợp tác, trao đổi sản phẩm, tạo chuỗi giá trị gia tăng, kết nối du lịch giữa các thành phố cùng phát triển.

Ông Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho biết: “Ngày hội đã giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của 2 thành phố cũng như các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử và những nét văn hóa, ẩm thực đặc trưng của TP. Pleiku đến du khách gần xa. Nhờ đó, Pleiku ngày càng có nhiều du khách từ mọi miền đất nước và cả quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Đồng thời, một số doanh nghiệp lữ hành đã quan tâm, muốn đầu tư khai thác các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố”.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, thành phố đã đón 465.000 lượt khách tham quan, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2.550 lượt; tổng thu du lịch ước đạt khoảng 335,75 tỷ đồng, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó, các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của thành phố được nhiều du khách biết đến và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

“Đặc biệt, Ngày hội du lịch kết nối Tuy Hòa-Pleiku năm 2022 đã đánh dấu bước mở đầu hợp tác phát triển du lịch giữa Tuy Hòa với Pleiku và các thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên. Đây là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và tạo bước phát triển mới cho ngành du lịch của các địa phương trong thời gian tới”-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku khẳng định.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, thành phố đã đón 465.000 lượt khách tham quan, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2.550 lượt; tổng thu du lịch ước đạt khoảng 335,75 tỷ đồng, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó, các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của thành phố được nhiều du khách biết đến và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

“Đặc biệt, Ngày hội du lịch kết nối Tuy Hòa-Pleiku năm 2022 đã đánh dấu bước mở đầu hợp tác phát triển du lịch giữa Tuy Hòa với Pleiku và các thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên. Đây là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và tạo bước phát triển mới cho ngành du lịch của các địa phương trong thời gian tới”-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku khẳng định.

Ngày hội du lịch kết nối Tuy Hòa-Pleiku năm 2022 còn giúp các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách, tạo “cú hích” sau thời gian dài “ngủ đông” do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bà Trịnh Thị Lương-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dalasa Coffee (TP. Pleiku) chia sẻ: “Sau khi đưa sản phẩm cà phê của Công ty tham gia quảng bá tại Ngày hội du lịch kết nối Tuy Hòa-Pleiku năm 2022, chúng tôi nhận về hiệu ứng rất tích cực. Gian hàng đã thu hút đông đảo khách tham quan và mua sắm. Đây cũng là dịp để chúng tôi gặp gỡ, kết nối tiêu thụ sản phẩm với một số đại lý rang xay và phân phối cà phê. Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại ngày hội có quy mô liên tỉnh là điều kiện vô cùng thuận lợi để tạo đà vươn xa”. Với hiệu ứng tích cực đó, theo bà Lương, năm nay, Công ty TNHH một thành viên Dalasa Coffee tiếp tục đăng ký tham gia Ngày hội quảng bá và kết nối du lịch các thành phố ở Tây Nguyên với TP. Tuy Hòa nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Cũng lần thứ 2 tham gia hội chợ trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu và sản phẩm OCOP tại ngày hội, chị Ksor H’ Kha-Chủ quán cơm lam gà nướng Jrai Food (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) nhận định: “Sự kiện năm ngoái đã giúp nhiều du khách ngoài tỉnh biết tới ẩm thực đặc trưng cơm lam gà nướng của Phố núi. Quán của tôi cũng đón được nhiều thực khách hơn sau ngày hội”.

Ngày hội quảng bá và kết nối du lịch các thành phố ở Tây Nguyên với TP. Tuy Hòa diễn ra trong 3 ngày (từ 14 đến 16-7) với các hoạt động chính gồm: lễ dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm núi Nhạn và Di tích Đài tưởng niệm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; lễ khai mạc; hội chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu và sản phẩm OCOP; triển lãm tranh, ảnh giới thiệu các thành tựu về kinh tế, văn hóa, du lịch của 5 thành phố gồm: Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Gia Nghĩa, Pleiku và Tuy Hòa; hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch; đêm “Sắc màu âm nhạc”; giao lưu văn hóa-âm vang cồng chiêng Tây Nguyên (các buổi tối từ 14 đến 16-7); khảo sát tour du lịch trải nghiệm TP. Tuy Hòa…

Đến thời điểm này, các chủ thể OCOP, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã sẵn sàng tham gia hội chợ trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu và sản phẩm OCOP” trong khuôn khổ ngày hội. Lần đầu tiên đưa sản phẩm mật ong hoa cà phê (sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh) tham gia hội chợ, anh Nguyễn Văn Lập (tổ 1, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Tôi rất hào hứng với sự kiện lần này. Đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương ra quảng bá tại một sự kiện có quy mô rộng lớn là cơ hội để tôi kết nối với các doanh nghiệp, đại lý khắp mọi miền. Từ đó, sản phẩm cũng sẽ tạo được tiếng vang. Nhân sự kiện này, tôi cũng giới thiệu đến du khách gần xa về mô hình điểm trình diễn cho khách tham quan, trải nghiệm tại cơ sở nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm mật ong Gia Lai”.

Còn anh Siu Thưm-đại diện gian hàng cơm lam gà nướng H’Bya (xã Chư Á, TP. Pleiku) cũng phấn khởi bày tỏ: “Chúng tôi đã chủ động liên hệ trước với Ban tổ chức về các sản phẩm sẽ tham gia hội chợ. Đồng thời, chúng tôi cũng đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt như nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh để mang đến cho du khách những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Jrai tại TP. Pleiku”.

Theo bà Phan Thị Thu Trang-Phó Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku: Pleiku có 18 gian hàng của các chủ thể OCOP, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tham gia hội chợ trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu và sản phẩm OCOP tại Ngày hội quảng bá và kết nối du lịch các thành phố ở Tây Nguyên với TP. Tuy Hòa năm 2023. Tham gia sự kiện, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Hiện mọi công tác chuẩn bị liên quan đã được Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku phối hợp với các cơ quan chuyên môn của 5 thành phố đã hoàn tất.

Không chỉ bận bịu lo cho gian hàng ẩm thực, anh Siu Thưm cũng ngày đêm miệt mài tập luyện cho đội chiêng “nhí” của làng Pleiku Roh (phường Yên Đổ) chuẩn bị biểu diễn tại phố biển Tuy Hòa. Anh chia sẻ: “Là đội cồng chiêng trẻ vinh dự đại diện cho TP. Pleiku tham gia trình diễn tại ngày hội, các thành viên trong đội đều rất tự hào, hăng say tập luyện. Chúng tôi rất vui, hào hứng và mong muốn duy trì bản sắc văn hóa truyền thống của người Jrai thông qua những sự kiện văn hóa-du lịch như thế này. Du khách khắp mọi miền sẽ được thưởng thức và trải nghiệm nét văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên tại ngày hội”.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?