Ít ai biết: Sổ đỏ không được phép cầm cố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để đảm bảo cho các bên chủ thể thực hiện các quyền và ràng buộc nghĩa vụ với nhau khi tham gia vào giao dịch dân sự thì pháp luật cho phép các bên thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm, trong đó cầm cố Sổ đỏ là một trong những biện pháp được sử dụng nhiều hiện nay. Vậy Sổ đỏ có được cầm cố không?
Cầm cố là gì?
Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: "Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".
Từ quy định trên, chúng ta thấy rằng đối tượng cầm cố phải đáp ứng được hai điều kiện:
- Thứ nhất: Đối tượng cầm cố phải là tài sản.
- Thứ hai: Đối tượng cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (Khoản 1 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015)
Nghĩa vụ của các bên khi cầm cố tài sản
Căn cứ Điều 311 và Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của các bên được quy định như sau:
- Nghĩa vụ của bên cầm cố:
+ Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có); trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Người dân không được cầm cố Sổ đỏ vì Sổ đỏ không phải là tài sản và người sử dụng đất.
Người dân không được cầm cố Sổ đỏ vì Sổ đỏ không phải là tài sản và người sử dụng đất.
- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:
+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
+ Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Sổ đỏ có phải tài sản?
Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, để cầm cố thì đối tượng cầm cố phải là tài sản và bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố. Để biết có được cầm cố Sổ đỏ hay không thì phải xem Sổ đỏ có phải là tài sản không? Người dân có quyền cầm cố quyền sử dụng đất, nhà ở không? Cụ thể:
Sổ đỏ không phải là tài sản
Căn cứ khoản 1 Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng đất là tài sản (là quyền tài sản).
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”
- Xét trên phương diện "Giấy tờ có giá":
Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về Giao dịch bảo đảm và Công văn 141 của TANDTC- KHXX ngày 21/09/2011 của Tòa án nhân dân tối cao thì: "Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch."
Và tại Công văn 141 của Tòa án nhân dân tối cao cũng khẳng định: "các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là "giấy tờ có giá" quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết."
Như vậy, sổ đỏ không được xem là giấy tờ có giá.
3 trường hợp bị hạn chế quyền sang tên Sổ đỏ năm 2020
Muốn làm Sổ đỏ nhanh, nhất định phải nắm rõ các thủ tục này
- Xét trên phương diện tiền và quyền tài sản:
Sổ đỏ đều không phải 02 đối tượng này.
Từ những phân tích trên, hiện nay thực tiễn không ghi nhận Sổ đỏ là tài sản mà đơn giản chỉ là chứng thư pháp lý. Nó được sử dụng để nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người dân không được cầm cố nhà đất
Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai.
Ngoài ra, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền: Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (theo điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014).
Như vậy, người dân không được cầm cố Sổ đỏ vì Sổ đỏ không phải là tài sản và người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở không có quyền cầm cố quyền sử dụng đất, nhà ở. Mặc dù không được cầm cố nhưng được thế chấp.
An Vũ (DV)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.