Ia Pa: Chăm lo người có công bằng những việc làm thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Đáng chú ý, Ban Thường vụ Huyện ủy có kế hoạch phân công các cơ quan, ban ngành, đoàn thể phụ trách giúp đỡ 30 hộ gia đình có công thuộc diện hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ia Pa hiện có 192 đối tượng người có công đang được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng, chủ yếu tập trung tại các xã: Pờ Tó, Ia Tul, Chư Mố, Ia Kdăm... Năm 2018, tổng số gia đình có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn huyện là 30 hộ. Theo đó, UBND huyện đã xây dựng các kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc người có công như: lập kế hoạch vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công; dọn dẹp, sửa sang Nghĩa trang Liệt sĩ huyện nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ…
Lãnh đạo HĐND huyện Ia Pa thăm, tặng quà các gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27-7.Ảnh.Vũ Chi (1)
Bí thư Huyện ủy Ia Pa Võ Anh Tuấn thăm, tặng quà gia đình có công nhân Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7. Ảnh.Vũ Chi
Ông Lữ Phúc Phụng-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ia Pa-cho biết: Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay, 100% người có công trên địa bàn huyện đã thoát nghèo. Các chế độ chính sách đối với người có công được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Phòng tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chung tay chăm lo để các gia đình chính sách và người có công ổn định cuộc sống. 
Năm 2018, từ nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, huyện đã triển khai xây mới 1 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 39 căn nhà, thăm viếng người có công từ trần với tổng số tiền hơn 263 triệu đồng, cấp 40 sổ tiết kiệm (mỗi sổ trị giá 5 triệu đồng) cho đối tượng người có công với cách mạng khó khăn trong cuộc sống. Nhân Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7 và lễ, Tết hằng năm, Phòng đã tham mưu tổ chức, kết hợp cùng lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện đến thăm, tặng quà các gia đình có công với cách mạng, thương binh, gia đình liệt sĩ với tổng giá trị trên 300 triệu đồng.
Đặc biệt, từ đầu năm 2018, Ban Thường vụ Huyện ủy có kế hoạch phân công cụ thể các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trực tiếp phụ trách hỗ trợ, giúp đỡ 30 gia đình có công với cách mạng thoát nghèo. Cụ thể, các đơn vị trên địa bàn huyện đã khảo sát nhu cầu của từng gia đình mình phụ trách xem họ thiếu những tiêu chí nào để tìm cách giúp đỡ.
Qua đó, đã hỗ trợ làm nhà vệ sinh cho 19 hộ, sửa chữa nhà ở cho 6 hộ, tặng bò làm sinh kế cho 1 hộ và hỗ trợ 2 hộ có nước sinh hoạt với tổng kinh phí 200 triệu đồng. Cùng với đó, hỗ trợ các hộ về cây giống, hướng dẫn sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Nhờ vậy, đến cuối năm 2018, 30 hộ gia đình người có công đã thoát nghèo. 
Ông Đinh Hí (thôn Kliếc, xã Pờ Tó) là bệnh binh thuộc diện hộ nghèo. Gia đình ông có 8 người sống trong ngôi nhà sàn đã xuống cấp. Năm 2019, Ban Tổ chức Huyện ủy cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ gia đình ông xây nhà vệ sinh và sửa chữa ngôi nhà sàn với tổng kinh phí trên 30 triệu đồng.
Ông Hí xúc động chia sẻ: “Được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể mà gia đình tôi có căn nhà rộng rãi và nhà tiêu hợp vệ sinh. Giờ đây, cuộc sống bớt khó khăn, gia đình tôi sẽ cố gắng sản xuất, chăn nuôi, vươn lên ổn định cuộc sống”.
Anh Rô Nha (giữa; xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) vui mừng khi được hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: V.C
Anh Rô Nha (giữa; xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) vui mừng khi được hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: Vũ Chi
Bà Nay H'Lai-cán bộ văn hóa xã Pờ Tó-cho biết: Những năm qua, Ban Văn hóa xã phối hợp với các đoàn thể tập trung chăm lo đời sống đối tượng người có công bằng những việc làm cụ thể như: chi trả chế độ chính sách kịp thời, thường xuyên thăm hỏi động viên, giúp đỡ ngày công làm nhà vệ sinh, di dời chuồng trại gia súc, gia cầm.
Trao đổi với P.V, ông Phạm Văn Đức-Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Ia Pa-nhận định: “Công tác chăm sóc người có công mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thực hiện tốt công tác này không chỉ thể hiện truyền thống dân tộc, đảm bảo an sinh xã hội mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Thời gian tới, các ban ngành, đoàn thể của huyện tiếp tục phối hợp triển khai nhiều hoạt động tri ân, làm ấm lòng những gia đình chính sách, người có công; góp phần lan tỏa nghĩa cử  “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc”.
 VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.