Ia Grai: Tạo sân chơi cho trẻ em dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, Huyện Đoàn Ia Grai (tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án sân chơi cho học sinh tại các điểm trường làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thôn Tân Lập, xã Ia Sao) có 5 điểm trường với trên 65% học sinh DTTS. Do điều kiện nhà trường còn khó khăn nên việc xây dựng khu vui chơi cho học sinh tại các điểm trường chưa thể thực hiện. Tháng 3-2021, Huyện Đoàn, Hội đồng Đội huyện và Đoàn xã Ia Sao triển khai xây dựng điểm vui chơi cho thiếu nhi với kinh phí thực hiện gần 11 triệu đồng tại điểm trường chính. Những chiếc xích đu, cầu trượt… đủ màu sắc thực sự là món quà ý nghĩa đối với học sinh nhà trường.
Say sưa chơi cùng các bạn tại xích đu được làm từ lốp ô tô, em Rơ Châm An (lớp 1A) hớn hở nói: “Bây giờ ở trường có bập bênh, xích đu và nhiều đồ chơi nên chúng em thích lắm, ngày nào cũng muốn sau giờ học được ra đây chơi”.
Còn thầy Đặng Đình Lực-Hiệu trưởng nhà trường thì chia sẻ. “Học sinh ở đây còn thiếu thốn nhiều, nhất là các khu vui chơi. Vậy nên khi được tuổi trẻ huyện nhà quan tâm giúp đỡ, xây dựng điểm vui chơi cho trẻ, chúng tôi rất vui mừng. Những đồ chơi đều bắt mắt, độc đáo, rất an toàn, phù hợp với lứa tuổi và kích thích sự phát triển vận động, tư duy sáng tạo của trẻ”.
Đoàn viên, thanh niên xã Ia Sao (huyện Ia Grai) xây dựng khu vui chơi cho học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Ảnh: Trần Dung
Đoàn viên, thanh niên xã Ia Sao (huyện Ia Grai) xây dựng khu vui chơi cho học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Ảnh: Trần Dung
Chị Trần Thị Thương-Bí thư Đoàn xã Ia Sao-cho biết: Sau khi Huyện Đoàn triển khai Dự án, Đoàn xã đã lên kế hoạch và cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam xã khảo sát mặt bằng tại các điểm trường có đông học sinh DTTS, điều kiện còn nhiều khó khăn để xây dựng điểm vui chơi. Công trình được hoàn thành sau 2 tuần với 20 ngày công của đoàn viên, thanh niên trong xã. Từ những chiếc lốp xe máy, lốp ô tô, thanh gỗ, sắt… qua đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, các anh chị đoàn viên, thanh niên đã sáng tạo nên những chiếc cầu trượt, ván bập bênh, xích đu… để trẻ vui chơi.
Tương tự, tại điểm trường Mầm non 20-10 (xã Ia Krai), khu vui chơi vừa hình thành đã mang lại nhiều niềm háo hức cho các em học sinh DTTS. Đây là điểm vui chơi thứ 3 nằm trong Dự án sân chơi cho em được Huyện Đoàn triển khai trong năm 2021.
Chị Rơ Châm Bích-Bí thư Đoàn xã Ia Krai-cho hay: “Công trình được xây dựng với tổng kinh phí 10 triệu đồng trích từ Quỹ Kế hoạch nhỏ huyện và nguồn kinh phí Chi Đoàn Văn phòng Huyện ủy Ia Grai. Cùng với đó, đoàn viên, thanh niên trong xã tham gia 10 ngày công. Ia Krai hiện vẫn là xã khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Nhiều em nhỏ không có điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi, giải trí hiện đại. Vì vậy, việc xây dựng công trình vui chơi cho các em thiếu nhi là rất cần thiết nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, kích thích sự phát triển vận động, tư duy, góp phần nâng cao thể chất, đời sống tinh thần cho các em”.
Tuổi trẻ huyện Ia Grai bàn giao khu vui chơi cho điểm trường Mầm non 20-10 thuộc làng Ó và làng Kam, xã Ia Krái. Ảnh Trần Dung
Tuổi trẻ huyện Ia Grai bàn giao khu vui chơi cho điểm trường Mầm non 20-10 (xã Ia Krai). Ảnh: Trần Dung
Dự án sân chơi cho em-Công trình Măng non năm 2021 gắn với xây dựng 5 điểm vui chơi cho thiếu nhi nghèo vùng đồng bào DTTS được Huyện Đoàn và Hội đồng Đội huyện phối hợp thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2021). Dự án có tổng kinh phí gần 50 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa và Quỹ Kế hoạch nhỏ năm học 2020-2021, được triển khai thực hiện tại các xã: Ia Chía, Ia O, Ia Grăng, Ia Sao.
Anh Rơ Châm Ló-Bí thư Huyện Đoàn Ia Grai-cho biết: “Hiện chúng tôi đã thực hiện được 3/5 điểm vui chơi của Dự án. Dự kiến, điểm cuối cùng sẽ hoàn thành trước ngày 15-5. Dự án này có ý nghĩa thiết thực nhằm giúp các em thiếu nhi có điểm sinh hoạt, vui chơi an toàn, sạch sẽ, đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thiếu nhi DTTS được vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần”.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.