Hương ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vào mùa lúa chín, tôi thường đứng lại một lúc lâu ngắm nhìn màu vàng dàn trải ngút tầm mắt và nghe hương đồng nhẹ bay trong gió. Tiếng ngọn tre cọ vào nhau lao xao. Thấp thoáng đâu đó giữa cánh đồng, bóng dáng ai như dáng cha mẹ tôi tảo tần sớm hôm.

Mùa gặt, bàn tay mẹ xương xương như gầy thêm chút nữa. Bờ vai cha thấm đẫm mồ hôi cõng lúa lên bờ. Sau lưng cha mẹ, đám trẻ con tìm bắt những chú cua đồng ẩn nấp trong gốc rạ, thấy nhà ai chuẩn bị nổ máy tuốt lúa thì hò nhau chạy đến, đuổi bắt nhau từ ụ rơm này sang ụ rơm khác, thỏa thích chơi trò trốn tìm, hò hét rộn cả khoảng không.

Thi thoảng, mỗi khi có dịp ngang phố lúc muộn chiều, tôi vẫn ghé qua đoạn đường Anh Hùng Núp gần Quảng trường Đại Đoàn Kết để hít hà mùi thơm ngọt bùi của bắp nướng, khoai lùi. Mùi thơm ấy gợi cho tôi nhớ đến ngày mưa bên mẹ cha trong căn bếp nhỏ. Những tối cả nhà quây quần bên nhau, cha thường nướng cho chúng tôi mỗi đứa một củ khoai hoặc đoạn mía lùi, miệng đứa nào cũng lem nhem. Đứa em út khanh khách cười khi thấy chị ăn khoai nướng bị dính nhọ. Thứ mùi thảo thơm ấy cứ vương mãi trong tâm trí tôi, để bây giờ, giữa phố thị tấp nập, tôi chợt ngẩn lòng khi gặp lại mùi hương cũ bay lên từ chiếc bếp nhỏ của người bán hàng bên góc nhỏ vỉa hè.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Tôi vẫn giữ chiếc bếp được kê bằng 3 viên gạch mà ngày còn trẻ, bà nội sắp nhỏ dùng để nhóm củi đun nước ở góc vườn sau như một thói quen. Vào dịp cuối tuần, tôi loay hoay nhóm bếp để lắng nghe tiếng cơm sôi, ngửi mùi hương khói bếp. Còn nhớ có lần, trong một cuộc gặp gỡ với các bạn viết, một nhà thơ lớn tuổi đã ngồi bần thần trước chiếc bếp lò đang đượm cháy, rồi ông đưa tay quệt vội nước mắt và bảo: “Nhớ mẹ quá”. Chúng tôi ngồi lặng lẽ, nhìn làn khói vấn víu bay lên rồi hòa vào không gian. Có lẽ với những ai sống xa quê hương, xạ cha  methì mùi khói thảo thơm sẽ dẫn dắt niềm thương nhớ đằm sâu trong mỗi trái tim trở về cùng ký ức êm đềm ngày bé. Đó là nỗi nhớ những buổi chiều mưa, mẹ đi làm về trễ, đàn em đói bụng nhưng chị nhóm mãi mà bếp không đỏ lửa, chỉ có khói bay lên nghi ngút, cay xè. Phải chờ đến khi mẹ đi làm về, tất tả bỏ đôi quang gánh, vội ôm các con vào lòng. Mẹ vào bếp, mấy chị em ngồi kế bên đợi. Khói bếp ám lên tóc, lên vai mẹ, chẳng còn cay mắt khó chịu mà nghe ấm áp, dịu êm…

Tôi vẫn hay đếm những dấu chân in trên đường quê mỗi lần bọn trẻ chạy đuổi nhau trong trò trốn tìm, đuổi bắt… Ngồi ngắm nhìn chúng hắt nước vào nhau cười rộn khoảng không dưới cơn mưa mùa hạ, tôi như thấy mình của những ngày bé chạy theo đám bạn cùng xóm trên khắp các triền đê thả diều, hái hoa, ngửa mũ hứng nước mưa rồi hất lên mặt nhau trong rộn rã tiếng cười. Tuổi thơ trong trẻo nơi làng quê nghèo mà yên bình biết mấy.

Một tiếng gà quê cất lên vào sớm mai, một làn khói mỏng manh vương trên mái nhà của chị hàng xóm Jrai hay tiếng trẻ gọi nhau chơi trò chơi con trẻ… đều là những thước phim đẹp đẽ níu tôi trở về những ngày thơ bé.

 

PHÚC AN

Hương ký ức ảnh 2
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.