Họp Quốc hội: Đổi mới cách tổ chức, đáp ứng nguyện vọng cử tri

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Đổi mới phương thức là rất đúng, trúng, phù hợp với mong mỏi của các cử tri, dù sẽ là áp lực hơn cho các tư lệnh ngành nhưng là rất cần thiết,' đại biểu Thái Văn Thành nói.
Các đại biểu Quốc hội nghe báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Các đại biểu Quốc hội nghe báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Bên cạnh hoạt động chất vấn thường niên, điểm mới đáng lưu ý của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV là những chất vấn của các đại biểu trong khóa XIV và từ kỳ họp thứ nhất của khóa XV đến nay sẽ được xem xét, thảo luận.

Theo đó, các đại biểu, cử tri sẽ rà soát các giải pháp, lời hứa của các bộ trưởng trong các phiên chất vấn trước đây.

"Kỳ họp rất có sức nặng"

Trao đổi với báo chí bên lề buổi họp Quốc hội chiều nay, 23/10, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho hay bà đánh giá cao kỳ họp này với nội dung rất dày dặn và đều là các nội dung quan trọng, một kỳ họp rất có sức nặng.

Kỳ họp có lấy phiếu tín nhiệm và xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ của Chính phủ. Đây cũng là dịp Quốc hội nhìn lại chặng đường đã qua của nhiệm kỳ để đánh giá chính xác những vấn đề đã làm được, những việc chưa làm được. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nửa nhiệm kỳ tới nhằm hoàn thành được nghị quyết Đại hội Đảng.

Cũng theo bà Nga, chất vấn là hoạt động giám sát của Quốc hội để làm rõ vài trò trách nhiệm của các trưởng ngành với các nhiệm vụ được giao cũng như đòi hỏi các tư lệnh ngành đưa ra các giải pháp trong thời gian tới để phát triển ngành của mình. Vì vậy, trong các phiên chất vấn bao giờ các đại biểu Quôc hội cũng hỏi về trách nhiệm của các bộ trưởng và các giải pháp, cam kết của các bộ trưởng để có thể khắc phục được những yếu kém của ngành trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương chất vấn tại Quốc hội. (Ảnh: TTXVN)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương chất vấn tại Quốc hội. (Ảnh: TTXVN)

“Với kỳ họp này, bên cạnh chất vất thường niên như các kỳ họp khác còn là dịp để rà soát lại hoạt động chất vấn của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, rà soát lại lời hứa của các tư lệnh ngành trước Quốc hội, trước cử tri, đối chiếu xem các bộ trưởng đã làm đúng các cam kết mà họ đã trả lời các đại biểu và cử tri trong các kỳ chất vấn trước chưa,” bà Nga nói.

Là một đại biểu Quốc hội từng tham gia chất vấn nhiều bộ trưởng, bà Nga cho biết bản thân luôn theo dõi việc thực hiện các các kết, các giải pháp cho vấn đề tồn tại của các tư lệnh ngành. Đánh giá các bộ trưởng đã rất nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng theo bà Nga, việc xem xét lại các chất vấn của các kỳ họp trước là hoạt động cần thiết để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các tư lệnh ngành trước những vấn đề đã hứa, đã cam kết.

Đáp ứng mong mỏi của cử tri

Thay đổi trong hoạt động chất vấn ở kỳ họp Quốc hội thứ 6 cũng là điểm được đại biểu Thái Văn Thành, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đánh giá cao.

Theo ông Thành, chương trình kỳ họp Quốc hội lần này đã được thiết kế rất khoa học, bài bản. Trong đó, việc xem xét lại các phần chất vấn của khóa XIV và các kỳ họp từ đầu khóa XV đến nay là một trong những điểm mới cần thiết, đúng với mong muốn, nguyện vọng của cử tri.

Đại biểu Thái Văn Thành, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An. (Ảnh: dbndnghean.vn)

Đại biểu Thái Văn Thành, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An. (Ảnh: dbndnghean.vn)

Hoạt động chất vấn là hoạt động thường niên của Quốc hội và là một trong những nội dung cử tri rất quan tâm. Một trong vấn đề cử tri quan tâm hơn nữa là không phải chất vấn xong để đó mà cử tri phải được theo dõi, được biết các hoạt động, chuyển biến sau chất vấn.

Kỳ họp này là giữa nhiệm kỳ, sau nửa năm, nửa nhiệm kỳ, các tư lệnh ngành cần phải trả lời các vấn đề đã hứa, cam kết với đại biểu và cử tri đã được bộ trưởng giải quyết như thế nào.

“Vì vậy, đổi mới này là rất đúng, trúng, phù hợp với mong mỏi của các cử tri, dù sẽ là áp lực hơn cho các tư lệnh ngành nhưng là rất cần thiết. Công tác điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả gắn với trách nhiệm người đứng đầu,” ông Thành chia sẻ.

Cũng theo đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, ông nhận thấy nhìn chung các tư lệnh ngành đều rất trách nhiệm, tâm huyết và đều có mong muốn thực hiện tốt vai trò quản lý ngành để đóng góp, phục vụ Nhân dân.

Tất nhiên sẽ có những vấn đề khó khăn, tồn tại do những yếu tố khách quan. Có những vấn đề có yêu tố khách quan và cần thêm thời gian cho các bộ trưởng thực hiện hoặc cần sự điều chỉnh từ các lĩnh vực liên quan. Vì vậy, cần có sự nhìn nhận, đánh giá chính xác,” ông Thành nói.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.