Hội nghị lần này sẽ tìm kiếm biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công đang đe dọa sự tồn vong của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính nhóm các nước phát triển G7 đã khai mạc hôm 9-9 tại thành phố Marseilles (Pháp). Hội nghị được tiến hành trong bối cảnh các nền kinh tế lớn có thể sẽ phải đương đầu với đợt suy thoái kinh tế mới, cũng như đang phải đối mặt với núi nợ khổng lồ và nỗi lo ngại về tương lai của đồng euro.
Phát biểu trước Hội nghị này, Bộ trưởng Tài chính Canađa Lim Flaherty bày tỏ hy vọng Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước G7 diễn ra tại Pháp có thể nhất trí rằng, các nước cần phải gắn chặt với việc củng cố tài chính hoặc sẽ phải đối mặt với tình hình tồi tệ hơn.
Ông Lim Flaherty nói: “Tôi hy vọng chúng ta có thể nhất trí rằng sẽ cần phải thắt chặt tài chính. Đó là điều không dễ dàng, nó rất khó và mang lại sự căng thẳng, đặc biệt là ở 1 số nước, những điều này là cần thiết. Nếu chúng ta không đối mặt với nó, chúng ta sẽ phải đối mặt với tình hình tồi tệ hơn. Chính phủ các nước cũng cần đưa ra nhưng động thái quyết đoán để khôi phục niềm tin thị trường”.
Cao Ủy liên minh châu Âu phụ trách vấn đề tiền tệ và kinh tế Olli Rehn cho rằng, Hội nghị lần này cần tập trung thảo luận về các hành động phối hợp nhằm lấy lại sự bằng tăng trưởng toàn cầu. Theo ông, các nước châu Âu tập trung vào mục tiêu giảm tỷ lệ nợ hơn là vào các gói kích thích nền kinh tế mặc dù khối này ủng hộ gói chi tiêu mà vừa Mỹ công bố: “Điều quan trọng là những nước đóng vai trò chính lại có tình hình kinh tế khác nhau. Tất cả chúng ta đều đối mặt với thách thức để đảm bảo sự phục hồi kinh tế tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, quan điểm của chúng ta cũng khác nhau. EU ủng hộ Mỹ trong việc nước này đảm bảo sự phục hồi của mình nhưng ở châu Âu chúng ta lại có những thách thưc của riêng chúng ta”.
Trong khi đó, phát biểu tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merken nói rằng, Liên minh châu Âu cần có sự thay đổi để đẩy mạnh hợp tác trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ: “Nếu thế giới thay đổi, thì một liên minh như EU cũng không tránh khỏi việc cần phải có sự thay đổi. Chúng ta sẽ phải thảo luận về hình thức sự thay đổi và đưa ra những hạn chế nhất định đối với hiến pháp về việc chúng ta sẽ đi bao xa. Nhưng tiền tệ chung của châu âu được đảm bảo và đó là lý do vì sao chúng ta sẽ chỉ có thể bảo vệ đồng tiền này nếu có sự hội nhập sâu hơn và đáng tin cậy hơn”.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước G7 tại Marseilles được thị trường theo dõi chặt chẽ. Họ đang mong chờ các vị Bộ trưởng có thể đưa ra các biện pháp khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, ngăn chặn các nước rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách và hỗn loạn. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng, cuộc họp G7 sẽ không làm được gì nhiều, ngoài việc đưa ra những lời động viên.
Các nhà kinh tế cho rằng, giải pháp cho vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay nằm chỗ, các nhà chính trị và các quan chức châu Âu phải tìm được biện pháp đối phó với các khoản nợ và khôi phục lòng tin vào đồng tiền chung châu Âu. Giải pháp đó còn nằm ở việc Mỹ làm thế nào để khôi phục nền kinh tế của mình.
Các bộ trưởng tài chính và lãnh đạo G7 |
Phát biểu trước Hội nghị này, Bộ trưởng Tài chính Canađa Lim Flaherty bày tỏ hy vọng Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước G7 diễn ra tại Pháp có thể nhất trí rằng, các nước cần phải gắn chặt với việc củng cố tài chính hoặc sẽ phải đối mặt với tình hình tồi tệ hơn.
Ông Lim Flaherty nói: “Tôi hy vọng chúng ta có thể nhất trí rằng sẽ cần phải thắt chặt tài chính. Đó là điều không dễ dàng, nó rất khó và mang lại sự căng thẳng, đặc biệt là ở 1 số nước, những điều này là cần thiết. Nếu chúng ta không đối mặt với nó, chúng ta sẽ phải đối mặt với tình hình tồi tệ hơn. Chính phủ các nước cũng cần đưa ra nhưng động thái quyết đoán để khôi phục niềm tin thị trường”.
Cao Ủy liên minh châu Âu phụ trách vấn đề tiền tệ và kinh tế Olli Rehn cho rằng, Hội nghị lần này cần tập trung thảo luận về các hành động phối hợp nhằm lấy lại sự bằng tăng trưởng toàn cầu. Theo ông, các nước châu Âu tập trung vào mục tiêu giảm tỷ lệ nợ hơn là vào các gói kích thích nền kinh tế mặc dù khối này ủng hộ gói chi tiêu mà vừa Mỹ công bố: “Điều quan trọng là những nước đóng vai trò chính lại có tình hình kinh tế khác nhau. Tất cả chúng ta đều đối mặt với thách thức để đảm bảo sự phục hồi kinh tế tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, quan điểm của chúng ta cũng khác nhau. EU ủng hộ Mỹ trong việc nước này đảm bảo sự phục hồi của mình nhưng ở châu Âu chúng ta lại có những thách thưc của riêng chúng ta”.
Trong khi đó, phát biểu tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merken nói rằng, Liên minh châu Âu cần có sự thay đổi để đẩy mạnh hợp tác trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ: “Nếu thế giới thay đổi, thì một liên minh như EU cũng không tránh khỏi việc cần phải có sự thay đổi. Chúng ta sẽ phải thảo luận về hình thức sự thay đổi và đưa ra những hạn chế nhất định đối với hiến pháp về việc chúng ta sẽ đi bao xa. Nhưng tiền tệ chung của châu âu được đảm bảo và đó là lý do vì sao chúng ta sẽ chỉ có thể bảo vệ đồng tiền này nếu có sự hội nhập sâu hơn và đáng tin cậy hơn”.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước G7 tại Marseilles được thị trường theo dõi chặt chẽ. Họ đang mong chờ các vị Bộ trưởng có thể đưa ra các biện pháp khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, ngăn chặn các nước rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách và hỗn loạn. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng, cuộc họp G7 sẽ không làm được gì nhiều, ngoài việc đưa ra những lời động viên.
Các nhà kinh tế cho rằng, giải pháp cho vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay nằm chỗ, các nhà chính trị và các quan chức châu Âu phải tìm được biện pháp đối phó với các khoản nợ và khôi phục lòng tin vào đồng tiền chung châu Âu. Giải pháp đó còn nằm ở việc Mỹ làm thế nào để khôi phục nền kinh tế của mình.
Theo VOV