Hội LHPN xã Ia Pết ra mắt mô hình “Thôn Phụ nữ kiểu mẫu”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 1-10, Hội LHPN xã Ia Pết, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ ra mắt mô hình “Thôn phụ nữ kiểu mẫu” tại thôn OĐeh.
Quang cảnh lễ ra mắt “Thôn phụ nữ kiểu mẫu” tại thôn OĐeh, xã Ia Pết. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh lễ ra mắt “Thôn phụ nữ kiểu mẫu” tại thôn OĐeh, xã Ia Pết. Ảnh: Hà Phương

Thôn OĐeh nằm ở phía Tây của xã Ia Pết, cách trung tâm xã khoảng 0,5 km, có trục đường chính của xã đi qua và giáp ranh với thôn 10 nên rất thuận lợi trong việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế của xã nói chung và của thôn nói riêng. Tổng dân số của thôn là 285 hộ, với 1.221 khẩu, trên 98% là người đồng bào DTTS. Trong thôn có 11 hộ nghèo và 27 hộ cận nghèo.

Tại buổi lễ ra mắt, các đại biểu đã thảo luận về nội dung 6 tiêu chí của mô hình gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, chương trình xây dựng nông thôn mới và đưa ra các phương hướng thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, thực hiện 6 tiêu chí trong việc tham gia xây dựng thôn “Phụ nữ kiểu mẫu” (không có hộ đói, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá; không có hộ gia đình vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình; không có hộ gia đình vi phạm pháp lệnh dân số và không có trẻ em suy dinh dưỡng, không có trẻ em bỏ học hoặc đến tuổi đi học mà không được đến trường; có môi trường xanh, sạch, đẹp; có nhà sinh hoạt cộng đồng và duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; có chi hội phụ nữ vững mạnh và có ít nhất 1 đảng viên nữ tại thôn, làng).

Đây là mô hình có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho chị em phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với việc giữ gìn bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, bảo đảm an ninh nông thôn tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Biến di sản thành tài nguyên du lịch văn hóa

Biến di sản thành tài nguyên du lịch văn hóa

(GLO)- Khi xác định lấy di sản văn hóa tộc người làm tài nguyên và nguồn lực cho du lịch văn hóa thì điều quan trọng là phải có những di sản đủ sức hấp dẫn. Tuy nhiên, di sản không thể tự chạy đến với chúng ta và bản thân di sản cũng không phải ngay lập tức đã hội đủ những điều kiện mà du khách mong muốn. Vì vậy, việc tìm kiếm, phát hiện, thẩm định, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản ngày càng đẹp lên cả về nội dung, hình thức thì di sản mới đủ sức biến thành “tư liệu sản xuất” cho ngành du lịch văn hóa.
Nhiều hoạt động của tỉnh Gia Lai tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên

Nhiều hoạt động của tỉnh Gia Lai tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên

(GLO)- Tối 29-11, tại Quảng trường 16-3 (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum cùng các ban, ngành Trung ương, UBND 4 tỉnh Tây Nguyên: Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I.
Ánh sáng của vườn

Ánh sáng của vườn

(GLO)- Khi ngọn gió se hanh hao gọi nắng về, trời bất chợt trong hơn, khí thanh hơn. Sân vườn cũng chợt bừng sáng, bừng ấm, dẫu trên nhành cây kẽ lá vẫn còn đâu đó dấu vết của những búp đụt cành tàn.
Đồng hành cùng con

Đồng hành cùng con

(GLO)- Thông thường, khi vào quán cà phê, ba mẹ mải trò chuyện với bạn bè. Trong khi đó, con thì xem, chơi điện thoại. Nhiều ông bố bà mẹ dùng thiết bị công nghệ để “dụ con”, biến thiết bị thành phần thưởng để trẻ yên lặng cho ba mẹ trò chuyện. Mỗi lần nhìn cảnh như vậy, tôi vẫn tự hỏi: Những bậc cha mẹ ấy vì những đứa trẻ hay vì mình?
Phát hiện mới về tiền hiền làng Phú Cần

Phát hiện mới về tiền hiền làng Phú Cần

(GLO)- Trong chuyến điền dã tìm hiểu di sản tư liệu và lịch sử làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi phát hiện một ngôi mộ cổ có tấm bia đá khắc chữ Nho. Nội dung tấm bia cho biết, rất có thể người nằm nơi đây là phu nhân của vị tiền hiền lập làng Phú Cần.
Xôi sắn của bà

Xôi sắn của bà

(GLO)- Trời trở lạnh. Hôm qua, vừa nắng đong đầy, gió bụi hanh hao vờn cỏ lá, trời trong xanh ngăn ngắt; mà hôm sau, lúc tờ mờ sáng, khi dậy tập thể dục thì lại muốn quấn thêm một vòng chăn. Lòng lại nhớ lời bà hôm nào, rằng Tây Nguyên mà lạnh như những ngày đầu đông ở miền Bắc vậy. Nói là vậy, nhưng rồi thế nào, bà cũng lụi hụi trở dậy lấy áo len mặc vào rồi xuống bếp làm đồ ăn sáng.
Nhà văn Phạm Đức Long đạt giải ba Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Nhà văn Phạm Đức Long đạt giải ba Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

(GLO)- Tối 26-11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Trong số 24 tác giả đạt giải, nhà văn Phạm Đức Long-hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai đã xuất sắc đạt giải ba thể loại tiểu thuyết với tác phẩm “Gái nông trường”. Trị giá giải thưởng là 100 triệu đồng.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

(GLO)- Thơ của Nguyễn Tấn Hỷ luôn chất chứa, đong đầy kỷ niệm. Bài thơ "Hương mía' nhắc nhớ về mùi thơm của mía trổ đòng. Hương thơm ngọt ngào len lỏi, loang ra cùng cùng với khói chiều mùa đông càng khiến nỗi nhớ thiết tha, da diết.
Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống

Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống

(GLO)- Tháng 9-2020, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Khu du lịch Đồng Mô, Hà Nội) đã chính thức khai trương, trở thành ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em trong cả nước. Với chủ trương “Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, từ cuối năm 2015, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động theo hình thức luân phiên đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động. Tính đến nay đã có hàng ngàn lượt người của 16 dân tộc luân phiên hoạt động tại đây.
Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật Xòe Thái tại Hà Nội

Trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật Xòe Thái tại Hà Nội

(GLO)- Dự kiến ngày 1-12, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ khai mạc “Chương trình trưng bày Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).