Hội 'ký sinh'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Để không còn 'miếng bánh' béo bở cho nhiều cán bộ níu giữ chút quyền lợi, tiếng nói của mình, để thực trạng loạn hội 'ký sinh', sống bám vào ngân sách nhà nước chấm dứt, đã đến lúc phải rà soát, phân loại để có chính sách chấn chỉnh.
 
Thông tin "hầu hết thứ trưởng về hưu đều xin lập hội" mà Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nêu ra trong buổi thảo luận tại Quốc hội một lần nữa cho thấy có tình trạng loạn hội "ký sinh" vào ngân sách nhà nước.
Lâu nay, hội trở thành "miếng bánh" béo bở để nhiều cán bộ níu giữ chút quyền lợi, tiếng nói của mình.
Những hội này khi xin thành lập đều lấy danh nghĩa tự chủ, tự quản nhưng thực tế lại là những hội đặc thù hưởng nhiều "lợi lộc" như được phân bổ biên chế, cấp ngân sách, trụ sở, phương tiện, cơ chế hoạt động...
Kèm theo đó là hàng loạt quỹ hội, nguồn tiền tài trợ... thu vào nhưng không được quản lý, giám sát chặt chẽ. Thậm chí nguy hại hơn, có hội chỉ thành lập "trá hình" để bảo vệ cho những doanh nghiệp thuộc bộ mà cán bộ này quản lý trước đó.
Khi còn đương chức với tư cách lãnh đạo quản lý nhà nước, nếu cán bộ đó đứng ra phát biểu bảo vệ doanh nghiệp dễ bị dư luận "ném đá", nhưng khi đã về hưu với "mác" nguyên cán bộ và nhân danh hiệp hội để bảo vệ, lobby chính sách, bảo vệ cho doanh nghiệp thì dễ dàng hơn.
Nhận nhiều ưu ái nhưng hiệu quả hoạt động của những hội này rất khó đánh giá, quản lý. Ngân sách gánh nặng thêm nhưng hiệu quả hoạt động của hội lại không rõ.
Từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sắc lệnh về lập hội, trong đó nêu rõ hội hành động để đạt mục đích chung, mục đích ấy không phải để chia lợi tức.
Các hội tự chủ, tự quản được thành lập nhằm khắc phục, bổ khuyết những hoạt động mà cơ quan nhà nước không với tới hoặc hoạt động nhưng không đạt hiệu quả.
Trong khi đó hiện nay, nhiều hội đặc thù được thành lập giống như một "bản sao" của cơ quan nhà nước. Có nhiều hội có quyền tổ chức tập huấn, ban hành các loại chứng chỉ, giấy chứng nhận...
Những hội này vừa không gần dân, vừa không giúp gì cho công tác quản lý nhà nước, như Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận: "không những không tốt cho đất nước mà còn ngược lại".
Quan trọng hơn, nếu như cơ quan nhà nước phải chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và chất vấn về hoạt động thì các hội này lại không chịu sự giám sát chặt chẽ như vậy.
Khách quan mà nói cũng không loại trừ có những cán bộ sau thời gian công tác, với kinh nghiệm quản lý, chuyên môn dày dạn, khi về hưu muốn lập hội để hoạt động cống hiến cho xã hội ở lĩnh vực chuyên môn cán bộ đó từng đảm nhiệm. Đây vừa là quyền, vừa là hành động cần được tôn vinh, khuyến khích.
Tuy nhiên, việc thành lập này phải trên nguyên tắc Nhà nước chỉ phân bổ ngân sách, biên chế và các chế độ cho những hội được thừa nhận trong Hiến pháp. Còn cán bộ về hưu muốn lập hội thì chỉ thành lập với tư cách công dân, ngân sách không nên bao cấp, nuôi dưỡng những hội này.
Trước thực trạng "loạn hội" sống bám vào ngân sách nhà nước như hiện nay, rất cần phải rà soát, phân loại để có chính sách chấn chỉnh. Cần mạnh dạn cắt bỏ một bộ phận hội đặc thù, chuyển sang hội tự quản vừa là cách trả lại mục đích thành lập, hoạt động của hội, vừa cắt gánh nặng mà ngân sách phải "đeo" bao lâu nay.
Tiến Long (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.