Emagazine

E-magazine Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ XI: Lan tỏa phong trào thể thao học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), HKPĐ năm nay có nhiều điểm nổi bật so với kỳ đại hội lần trước. Cơ sở vật chất phục vụ thi đấu là điểm cộng đầu tiên, được các đoàn vận động viên (VĐV) đánh giá cao. Trong đó, Trường Quốc tế UKA là một trong những địa điểm nổi bật với cơ sở hiện đại, tiện nghi. Trường được chọn là nơi tổ chức 3 môn thu hút đông người tham gia là bóng đá hệ tiểu học và THCS, bơi lội và cờ vua.

Ông Nguyễn Chương-Hiệu trưởng Trường Quốc tế UKA-bày tỏ: “Chúng tôi hướng tới việc giáo dục toàn diện cho học sinh để các em không chỉ giỏi về kiến thức mà phải có sức khỏe, thể chất tốt để phục vụ học tập. Do đó, nhà trường đã đầu tư mạnh cho cơ sở vật chất phục vụ việc tập luyện, thi đấu thể dục thể thao. Chúng tôi rất vinh dự được lựa chọn là nơi tổ chức 3 môn thi đấu và đã nỗ lực phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho các VĐV so tài”.

“Các đơn vị đã thực hiện tốt công tác tuyển chọn và tập luyện cho các em học sinh có năng khiếu, có thành tích thể thao cao để tham gia HKPĐ toàn tỉnh. Với sự chuẩn bị chu đáo về chuyên môn, các VĐV đã thi đấu rất quyết tâm, tự tin, xử lý tình huống nhanh nhạy, trình độ kỹ thuật được nâng lên, thành tích cao hơn, tiến bộ hơn so với HKPĐ năm 2019. Đặc biệt, nhiều kỷ lục đã được xác lập ở các môn thi đấu”-ông Dư cho biết.

Đoàn VĐV của TP. Pleiku có số lượng đông nhất ở khối các phòng GD-ĐT với 192 VĐV, đoàn Trường THPT Hoàng Hoa Thám đứng đầu khối THPT với 93 VĐV.

Qua HKPĐ đã phát hiện nhiều VĐV xuất sắc, thậm chí có 3 VĐV giành 4 tấm huy chương vàng. Cụ thể là em Huỳnh Bảo Lam-học sinh Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku) giành được 3 huy chương vàng môn bóng bàn và 1 huy chương vàng môn bơi lội; em Lê Vĩnh Trí-học sinh Trường THCS Chu Văn An (huyện Chư Sê) giành 4 huy chương vàng ở môn Karate;

Kết thúc HKPĐ, Ban tổ chức đã trao tổng cộng 239 bộ huy chương với 1.934 huy chương các loại ở 12 môn thi. Tại buổi lễ bế mạc, Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị có thành tích tốt nhất ở 12 môn thi đấu và giải toàn đoàn chung cuộc của HKPĐ. Theo đó, ở khối phòng GD-ĐT, TP. Pleiku đứng đầu với 1.022 điểm, xếp thứ nhì là huyện Chư Sê với 738 điểm, 2 đơn vị đồng hạng ba là thị xã Ayun Pa với 523 điểm và huyện Chư Prông với 387 điểm. Ở khối THPT, THPT Pleiku xếp thứ nhất với 362 điểm, THPT Nguyễn Chí Thanh xếp thứ nhì với 284 điểm, vị trí thứ ba thuộc về THPT Lê Lợi với 259 điểm và THPT Hoàng Hoa Thám với 252 điểm.

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.