Học và hành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc nhóm học sinh ở Hà Nội vừa đoạt huy chương vàng và giải đặc biệt một cuộc thi quốc tế về bảo vệ môi trường đang được quan tâm, chú ý.

Theo đó, 2 học sinh lớp 11 Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) và nhóm học sinh nhỏ tuổi hơn ở Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) đã giành huy chương vàng Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (World Invention and Creativity Olympiad - WICO) 2023 và giải đặc biệt do Đại học Chulalongkorn của Thái Lan trao tặng cho dự án "Nghiên cứu tạo chế phẩm xử lý nhựa rác thải gia đình".

Dự án của nhóm học sinh Hà Nội được đánh giá cao bởi tính thực tiễn trong việc giải quyết một trong những vấn đề lớn hiện nay của không chỉ TP Hà Nội mà các đô thị trong và ngoài nước nói chung. Ý tưởng về dự án của nhóm học sinh nhen nhóm từ chính thực tiễn hằng ngày khi các em chứng kiến rất nhiều rác thải nhựa thải ra môi trường mà không thể xử lý hết.

Nhóm học sinh Hà Nội đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về nạn rác thải trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Các em nhận thấy rác thải đang trở thành vấn đề nan giải không chỉ với Việt Nam mà toàn thế giới. Theo số liệu thống kê, lượng rác thải mỗi ngày tại Việt Nam khoảng 50.000 tấn, trong đó có một phần đáng kể là rác thải nhựa, những sản phẩm từ nhựa được tạo ra với mục đích dùng một lần.

Một số liệu của Tổng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) cho biết khối lượng rác thải hằng ngày tại thủ đô Hà Nội lên đến 6.500 tấn, trong đó lượng chất thải nhựa chiếm hơn 17%. Tuy nhiên, chỉ có 2% rác thải nhựa được tái chế, còn lại đều bị thải ra môi trường. Rác thải nhựa vì thế là một vấn đề "nhức đầu" ở Hà Nội cũng như nhiều thành phố.

Dù hiện nay đã có nhiều giải pháp xử lý rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng, song chưa có giải pháp vừa xử lý được vấn đề vừa thực sự thân thiện với môi trường. Thực trạng đó thôi thúc nhóm học sinh Hà Nội tạo ra một chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy rác thải, có thể ngăn được ô nhiễm thứ cấp.

Bắt tay vào nghiên cứu tạo chế phẩm xử lý nhựa rác thải gia đình với sự giúp đỡ rất quan trọng của các thầy cô giáo, nhóm học sinh Hà Nội đã nhận thấy sâu sáp có khả năng phân hủy được rác thải nhựa nhờ vào các enzyme khi chúng tiêu hóa. Thực ra, việc phát hiện sâu sáp có tiềm năng lớn cho việc xử lý rác thải nhựa không phải là vấn đề mới, bởi các nhà khoa học ở Đại học Cantabria (Tây Ban Nha) trước đó đã phát hiện "khả năng ăn rác thải nhựa đáng kinh ngạc của sâu sáp". Thế nhưng, dự án của nhóm học sinh Hà Nội vẫn được đánh giá cao bởi tính thực tiễn cũng như việc các em biến những kiến thức học hỏi, tìm hiểu thành giải pháp xử lý một vấn đề nan giải trong cuộc sống.

Hy vọng dự án của nhóm học sinh Hà Nội tiến thêm một bước nữa, được áp dụng trong đời sống thường nhật của các gia đình không chỉ ở thủ đô mà còn ở các thành phố khác.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.