Học phí đại học, sinh viên không 'sốc' thì các trường 'ngắc ngoải'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Học phí đại học của chúng ta hiện nay được ví như một tấm chăn hẹp, kéo bên này thì hụt bên kia, nếu tăng thì sinh viên và phụ huynh sốc, nếu không tăng thì các trường đại học lại “ngắc ngoải”.
Học phí chưa tăng là niềm vui của sinh viên và phụ huynh, nhưng lại là một “cú sốc lớn” cho các trường đại học. Ảnh: Phan Liên

Học phí chưa tăng là niềm vui của sinh viên và phụ huynh, nhưng lại là một “cú sốc lớn” cho các trường đại học. Ảnh: Phan Liên

Như Lao Động đã thông tin, tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận sẽ chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Tin này, dĩ nhiên sẽ mang đến niềm hân hoan cho sinh viên và phụ huynh, nhưng lại là một cú sốc cho các trường đại học trong cả nước.

Bởi từ nhiều năm nay, nguồn thu từ học phí vẫn chiếm một tỉ lệ áp đảo – trên dưới 70% trong nguồn thu hằng năm của các trường. Số còn lại là thu từ ngân sách, từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các nguồn khác.

Một báo cáo khác, từ Ngân hàng Thế giới mới đây cho biết, nếu như năm 2017, tổng thu nhập của các trường đại học công lập Việt Nam từ ngân sách Nhà nước chiếm 24% thì bốn năm sau – năm 2021, con số này chỉ còn 9%.

Và học phí, từ chỗ chiếm 57% tổng thu nhập năm 2017 thì đến năm 2021 lại chiếm đến 77%.

Các con số vừa nêu, đã nói lên tầm quan trọng của việc thu học phí đối với sự tồn vong của các trường đại học ở Việt Nam như thế nào!

Việc tồn vong của các trường đại học lệ thuộc phần lớn vào việc thu học phí cũng như tăng – giảm học phí sẽ dẫn đến hệ luỵ đã nhìn thấy trước mắt là chất lượng đầu vào suy giảm do các trường buộc phải hạ chuẩn, thậm chí có trường còn “vơ bèo vạt tép” để có được nhiều sinh viên.

Việc "vơ bèo gạt tép" còn dẫn đến nhiều khả năng. Nếu bỏ ngỏ đầu ra sẽ cho xã hội một nguồn lực cử nhân chất lượng kém. Nhưng nếu siết chặt thì sẽ có nhiều sinh viên không được ra trường, dẫn đến lãng phí tiền của cũng như thời gian quý giá để có thể học những ngành nghề khác.

Hệ luỵ nữa là học phí, như hiện nay (chưa tăng theo Nghị định 81), đã là bình quân khoảng 30 - 50 triệu đồng/năm/trường/sinh viên, chưa kể các chi phí khác. Đây là một con số rất lớn đối với thu nhập bình quân của người dân. Và điều này đã tước đi cơ hội được học đại học của rất nhiều học sinh trong thời gian qua.

Để học phí đại học của chúng ta không còn là hình ảnh của một tấm chăn hẹp - sinh viên ấm thì các trường đại học lạnh và ngược lại - thì tăng nguồn thu từ ngân sách Nhà nước là một trong những giải pháp.

Thực tế thì con số 9% mà ngân sách Nhà nước đóng góp vào nguồn thu của các trường đại học ở Việt Nam là quá thấp. Trong khi nhiều nước trong khu vực và thế giới, lấy ví dụ như Trung Quốc, từ báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tổng thu của các trường đại học từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 50-55% và ngược lại, học phí chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 30%.

Tuy vậy, bản thân các trường đại học cũng không thể trông chờ vào hy vọng tăng ngân sách hay học phí mà phải tự thân vận động để đa dạng hoá và tăng tỉ trọng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các nguồn khác...

Có thể bạn quan tâm

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.