Emagazine

Hoàng Anh Gia Lai thành công với nông nghiệp tuần hoàn

E-magazine Hoàng Anh Gia Lai thành công với nông nghiệp tuần hoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Tại sự kiện ra mắt sản phẩm Bapi-heo ăn chuối tại TP. Hồ Chí Minh vào tối 17-9, ông Đoàn Nguyên Đức đã chia sẻ với giới báo chí về những thăng trầm trong hành trình phát triển: Từ vị thế số 1 vào năm 2008 cho tới giai đoạn mất thanh khoản, đứng trước nguy cơ tuyên bố phá sản và đến tái cấu trúc để trở lại như ngày hôm nay.

Ông Đoàn Nguyên Đức thông tin: Hoàng Anh Gia Lai là tập đoàn kinh doanh đa ngành, từ thủy điện đến bất động sản, khoáng sản, chế biến gỗ… “Hôm nay, tôi muốn tâm sự về những gì mà HAGL và tôi đã trải qua. Từ năm 2008, HAGL là một trong những doanh nghiệp có thế lực lớn nhất Việt Nam và thành công trên rất nhiều mảng, đặc biệt là bất động sản. Thời kỳ đó, bất động sản của HAGL là số 1, muốn mua được bất động sản của HAGL phải đặt cọc trước 300 triệu đồng, lợi nhuận thu được từ bất động sản của HAGL thời điểm đó lớn nhất cả nước”.

 

Lúc từ vị trí đỉnh cao của bất động sản, HAGL trở về chạm đáy sau khi chuyển hướng đầu tư, nhiều người cho rằng, ông Đoàn Nguyên Đức không biết quản trị và không có tầm nhìn nên dẫn đến thất bại. “Tưởng chừng ngày tuyên bố phá sản của HAGL đã đến gần thì may mắn đến với Tập đoàn khi năm 2016, Chính phủ đồng ý cho tái cấu trúc toàn bộ, giúp doanh nghiệp vượt qua nguy cơ phá sản”-ông Đức nói.

 

Sau khi lách qua khe cửa hẹp, HAGL đã tái cấu trúc theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ trồng cọ dầu, cao su sang trồng mía, ớt, chanh dây, chuối… để lấy ngắn nuôi dài. Tuy nhiên, giai đoạn này không có một ngân hàng nào cho vay nên HAGL phải sống “lay lắt” trong thời gian 6 năm. Năm 2018, Chủ tịch Tập đoàn Trường Hải (THACO) Trần Bá Dương gặp bầu Đức và đồng ý giúp HAGL để cùng làm nông nghiệp. “Thời điểm anh Dương giúp HAGL tái cấu trúc và chuyển hướng sang nông nghiệp, Tập đoàn đang gánh khoản nợ 28.000 tỷ đồng. Hôm nay, có mặt tất cả cổ đông, khách hàng, anh em báo chí thân thiết ở đây, tôi thật lòng gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Trần Bá Dương vì đã giúp HAGL vượt qua đại nạn”-ông Đức trải lòng.

 
 

“Từ lúc có nguồn tiền của anh Dương hỗ trợ HAGL quản lý, Công ty nông nghiệp chúng tôi rảnh tay tái cấu trúc lần nữa. Khoản nợ 28.000 tỷ đồng, đến giờ đã giảm xuống còn 8.000 tỷ đồng. Nhưng để tái cấu trúc, tôi cùng các cộng sự phải suy nghĩ rất nhiều, vì làm gì thì làm quá 3 năm là chịu không nổi. Lúc này, trong suy nghĩ của tôi chỉ có đầu tư vào “1 cây và 1 con” là cây chuối và con heo. Thời gian đầu tư đến thu hoạch thì cây chuối vào khoảng 9 tháng, heo cũng tương đương. Tôi đã tính toán, mỗi năm, HAGL thải ra 200.000 tấn chuối không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu nên phải tận dụng khối lượng chuối thải loại. Lập tức, tôi mời kỹ sư nông nghiệp Trần Văn Dai-thành viên Hội đồng Quản trị về nghiên cứu. Toàn bộ quá trình nghiên cứu, chăn nuôi chỉ trong 6 tháng. Sau đó, tôi mời tất cả cộng sự thưởng thức món thịt heo ăn chuối thì mọi người đều tấm tắc khen thịt heo ngon”-ông Đoàn Nguyên Đức nhớ lại hành trình đến với sản phẩm thịt heo ăn chuối.

 

Cũng theo Chủ tịch Tập đoàn HAGL, nếu chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp thì khó có thể cạnh tranh với các tập đoàn chăn nuôi lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trước đó. Trong khi HAGL có quỹ đất lớn, những khu trang trại chăn nuôi của HAGL nằm cách biệt dưới vườn chuối, được đặt ở nơi có độ cao 800 m so với mực nước biển, nhiệt độ dao động trong khoảng 20-26 độ C. Đây là điều kiện tốt để đàn heo phát triển. Diện tích chuối của HAGL khoảng 7.000 ha, ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam (Gia Lai khoảng 2.000 ha). Quả chuối đủ tiêu chuẩn, được chọn lọc làm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, số còn lại được tận dụng làm thức ăn cho đàn heo khoảng 400.000 con. Một phần chuối được ủ chín cho heo nái ăn, phần còn lại được thái lát, sấy khô và nghiền thành bột. Trong thành phần thức ăn hàng ngày của đàn heo, bột chuối và chuối chín chiếm tới 40%, còn lại là bắp, đậu nành, thảo dược để thay thế kháng sinh. 

 

“Có lẽ tất cả mọi người nghĩ làm nông nghiệp kiểu này rất khó, nhưng tôi có thể khẳng định tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra với lợi nhuận thu về của ngành nông nghiệp không hề thấp. Chuối giá thành của chúng tôi là 6.500 đồng/kg nhưng bán ra 14.000 đồng/kg; giá heo hơi tính tất cả các chi phí là 43.000 đồng/kg, bán ra giá bình quân 62.000 đồng/kg. Ngoài nuôi heo, HAGL còn đang nuôi thí điểm 100.000 con gà trên diện tích trang trại trồng chuối ở huyện Mang Yang. Từ việc chăn nuôi này, năm 2022 là năm đầu tiên HAGL làm ăn có lãi. Theo báo cáo tài chính, trong quý II-2022, HAGL lãi hơn 273 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm lãi sau thuế đạt 531 tỷ đồng (tăng 64 lần so với cùng kỳ năm trước). Trong quý III-2022, dự kiến sẽ còn tăng cao. Đến bây giờ, tôi rất vui mừng tuyên bố HAGL đã thoát nạn”-Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức vui mừng chia sẻ thành quả chiến lược kinh doanh “khác người” của mình.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.