Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” hướng tới sự phát triển bền vững, tôn vinh truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
(GLO)- Không chỉ là người dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) còn nhiệt tình truyền dạy cho các chị em trong buôn để cùng nhau góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình về dệt thổ cẩm.
(GLO)- Nhu cầu chơi hoa, cây cảnh ngày càng tăng đã kéo theo nghề đúc chậu cảnh tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Trong lúc cào lưới đánh bắt cá trên sông Hậu, một người dân ở Đồng Tháp phát hiện mặt trống đồng rồi bàn giao cho Bảo tàng Đồng Tháp. Qua thẩm định, đây là mặt trống đồng Đông Sơn có niên đại khoảng 2.000 - 2.300 năm.
Trang phục của mỗi dân tộc có những hoa văn, họa tiết khác nhau, giúp phân biệt sắc thái các vùng miền trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Thế nhưng với Đặng Thái Tuấn, dự án “Số hóa thổ cẩm“ không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số mà còn là cách giải quyết vấn đề “sinh kế“ cho mỗi hộ gia đình, giúp người dân tránh khai thác, tàn phá rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nơi họ sinh sống.
(GLO)- Với hơn 140 hiện vật cùng hình ảnh minh họa, phòng trưng bày sản phẩm dệt truyền thống Gia Lai tại Bảo tàng tỉnh giới thiệu một cách khái quát đặc trưng nghề dệt thổ cẩm nói chung, trang phục truyền thống của các dân tộc trong tỉnh nói riêng.
Đài thờ Mỹ Sơn A10 có niên đại từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X, là hiện vật có hình thức độc đáo với tượng thờ Linga-Yoni liền khối lớn nhất trong điêu khắc Champa cho đến nay.
Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch.
(GLO)- Lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc váy cưới bằng thổ cẩm, tôi không khỏi trầm trồ, thán phục. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi biết người thiết kế những chiếc váy cưới ấy là anh Tưih-một giáo viên tiểu học người Bahnar ở xã Ia Băng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
(GLO)- Không hoạt động đơn lẻ, chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở nhiều làng trên địa bàn tỉnh đã tập hợp nhau lại để thành lập câu lạc bộ dệt thổ cẩm. Nương tựa vào nhau, giúp nhau hoàn thiện tay nghề là cách chị em mang lại sức sống mới cho thổ cẩm và tăng thu nhập.