Mùa hội cỏ hồng Lang Biang lần thứ 4, kéo dài trong 2 tuần với các hoạt động mới lạ, kỳ vọng thu hút nhiều du khách tham quan trước thềm Festival Hoa Đà Lạt 2024.
Sản xuất hoa là một trong các ngành hàng chủ lực với tiềm năng phát triển lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng và tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh với các vùng sản xuất khác trong nước. Tại TP Đà Lạt, được coi là trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu cả nước, địa phương đang tiếp tục thúc đẩy các giải pháp để ngành hoa phát triển bền vững.
Ngày 16/10, chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, hầu hết các loại hoa phục vụ cho ngày lễ tại TP Đà Lạt và một số vùng lân cận giá tăng từ 20% đến 30% so với những ngày trước đó.
Có một số người từ Hà Nội vào Đà Lạt thuê đất dựng nhà kính. Trước tết khoảng 5 tháng, họ nhập hồ điệp từ Trung Quốc chở vào Đà Lạt nuôi dưỡng để kịp nở dịp tết. Lúc này họ quảng cáo là hồ điệp Đà Lạt sẽ khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn.
Chỉ còn khoảng 40 ngày nữa là những chuyến hàng hoa tết phải rời Đà Lạt đi các tỉnh trên cả nước. Thế nhưng, tới thời điểm này, các đơn đặt hàng hoa tết được ghi nhận giảm mạnh so với các năm trước, khiến người dân nơm nớp lo lắng.
Nếu như lượng tiêu thụ rau củ quả, trái cây hay các nông sản khác giảm 40-50% thì với hoa tươi, có đến 90% lượng hoa đến ngày thu hoạch phải đổ bỏ - con số theo báo cáo của Hiệp hội hoa Đà Lạt. Các chuyên gia cho rằng, phải đến cuối năm, thị trường hoa tươi mới hy vọng phục hồi một phần.
Hàng triệu cành hoa phải đổ bỏ hoặc xay nhỏ làm phân vì thị trường “đóng băng“, khiến các nông hộ và doanh nghiệp canh tác hoa ở TP.Đà Lạt và H.Lạc Dương (Lâm Đồng) lâm cảnh khốn đốn.