Gần tết, hoa Đà Lạt giảm mạnh đơn đặt hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ còn khoảng 40 ngày nữa là những chuyến hàng hoa tết phải rời Đà Lạt đi các tỉnh trên cả nước. Thế nhưng, tới thời điểm này, các đơn đặt hàng hoa tết được ghi nhận giảm mạnh so với các năm trước, khiến người dân nơm nớp lo lắng.
 

Năm nay, hoa chậu được chú trọng trồng vì có thời gian bảo quản dài sau thu hoạch
Năm nay, hoa chậu được chú trọng trồng vì có thời gian bảo quản dài sau thu hoạch


Hiệp hội Hoa Đà Lạt nhận định đơn đặt hàng hiện nay chỉ đạt hơn 30% so với thời điểm các năm trước. Hầu hết các chủ trồng hoa cung ứng dịp tết giờ đứng ngồi không yên vì tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khiến các mối hàng đặt hoa rất chậm, nhiều nơi thông báo hủy đặt hợp đồng hoặc với số lượng đơn hàng hạn chế.
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, diện tích trồng hoa vụ tết năm nay giảm khoảng 20% so với năm ngoái. Do lường trước khó khăn tình hình kinh tế, xu hướng người tiêu dùng thay đổi nên nhiều người dân Đà Lạt tết này cũng trồng nhiều loại hoa có thể bảo quản sau thu hoạch, giảm trồng hoa cắt cành như mọi năm. Hiện 90% sản phẩm hoa Đà Lạt tiêu thụ trong nước, 10% còn lại xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan,...

 

Theo C.PHONG (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.