Hoa Đà Lạt lại đổ ngoài đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều loại hoa Đà Lạt không tiêu thụ được do dịch Covid-19 bùng phát,  các chợ đầu mối ngưng nhận hàng, nhà vườn phải đổ bỏ hoa ngoài đồng.

Hoa Đà Lạt không tiêu thụ hết do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: LÂM VIÊN
Hoa Đà Lạt không tiêu thụ hết do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: LÂM VIÊN
Sáng 15.5, những người trồng hoa cúc ở Làng hoa Thái Phiên, P.12, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết các chợ đầu mối ngưng nhận hàng do ảnh hưởng dịch Covid-19 bùng phát. 

Nông dân Làng hoa Thái Phiên đang lao đao vì hoa cúc làm ra không thể tiêu thụ hết do dịch Covid-19. ẢNH: LÂM VIÊN
Nông dân Làng hoa Thái Phiên đang lao đao vì hoa cúc làm ra không thể tiêu thụ hết do dịch Covid-19. ẢNH: LÂM VIÊN
Người trồng cúc lao đao
Theo ông Đặng Bảo Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân P.12 (Đà Lạt), các thị trường tiêu thụ hoa chính của Đà Lạt như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội… đang phải đối phó với dịch Covid-19 nên nhiều chợ đầu mối ngưng nhận hoa. Riêng TP.HCM, thị trường tiêu thụ chủ lực với 4 chợ đầu mối nhận hoa của Đà Lạt, hiện nay do phòng dịch Covid-19 nên 2 chợ  Đầm Sen và Hồ Thị Kỷ đã ngưng nhận.
Giá hoa cúc lưới trước khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại từ 2.500 - 3.000 đồng/cành, nay chỉ còn 800 - 1.000 đồng/cành; hoa cúc chùm từ 1.000 - 1.200 đồng/cành rớt xuống 400 - 500 đồng/cành nhưng sức tiêu thụ kém và các mối chỉ lấy hoa loại 1, còn hoa loại 2, loại 3 đành phải để lại vườn. Hoa lyly trước đây giá 80.000 - 90.000đồng/bó 5 cành nay rớt xuống chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/bó, hoa cát tường từ 70.000 đồng giảm còn 35.000 đồng/kg…).

Hoa cúc ối thừa do thị trường TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... tiêu thụ ít. ẢNH: LÂM VIÊN
Hoa cúc ối thừa do thị trường TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... tiêu thụ ít. ẢNH: LÂM VIÊN
Cũng theo ông Vinh, Làng hoa Thái Phiên chuyên canh bông cúc các loại, vụ này đang có khoảng 40 ha đang cho thu hoạch, mỗi ha cho sản lượng khoảng 500.000 cành. Nên tổng sản lượng hoa lên tới 20 triệu cành, nếu không bán được gây thất thu rất lớn.
Còn tại Dalat Hasfarm, thị trường hoa xuất khẩu vẫn tạm ổn định, với thị trường hoa trong nước do ảnh hưởng dịch Covid-19 giảm trầm trọng, lượng hoa các loại tiêu thụ giảm sút 60 - 70%.
Nước mắt hoa hồng
Tại làng hoa hồng dưới chân núi Lang Biang (H.Lạc Dương), cạnh TP.Đà Lạt, người trồng hoa hồng buồn bã, chán chường vì hoa làm ra không bán được. Khác với cách nay 2 tháng, trước ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 giá hoa hồng tăng từng ngày, trung bình 4.500 - 5.500 đồng/cành, có loại giống mới bán tại vườn giá 9.000 - 10.000 đồng/cành… Ngay trước dịp lễ 30.4 và 1.5 giá hoa hồng vẫn ở mức trung bình 1.500 - 1.800 đồng/cành. Hiện nay giá trung bình chỉ 200 - 300 đồng/cành (hoa loại 1), do đó ven các nhà kính, bờ taluy hoa hồng loại 2, loại 3 chất thành đống héo rũ vì không tiêu thụ được.

Hoa hồng đổ bờ vì giá quá rẻ do dịch Covid-19. ẢNH: LÂM VIÊN
Hoa hồng đổ bờ vì giá quá rẻ do dịch Covid-19. ẢNH: LÂM VIÊN
Ông Nguyễn Xuân Quả, đang canh tác 6.000 m2 hoa hồng cho biết, “Dù có dịch Covid-19 hay không thì hoa đến lứa phải cắt đóng đi. Do dịch Covid-19 nên phải tính giá sau; có vựa chỉ tính được 200 đồng/cành, với giá này nông dân lỗ nặng”.
Ông Nguyễn Văn Nhẫn, người chuyên đóng hoa hồng đi TP.HCM và TP.Vinh cho biết, mỗi ngày ông đóng khoảng 5.000 cành. Hoa hồng đi Vinh vẫn bán được 700 - 800 đồng/cành, đóng đi TP. HCM chỉ được 400 - 500 đồng/cành, còn nhà vườn bán ra chỉ 200 - 300 đồng/cành. Các giống hoa mới như ohara, đỏ truyền kỳ, kissland vẫn có giá 700 - 800 đồng/cành.

Hoa hồng không bán được đổ bên bờ ta luy. ẢNH: LÂM VIÊN
Hoa hồng không bán được đổ bên bờ ta luy. ẢNH: LÂM VIÊN
Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Lạc Dương, cho biết làng hoa hồng dưới chân núi Lang Biang hiện có khoảng 200 ha hoa canh tác ứng dụng công nghệ cao, mỗi ngày thu hoạch gần 1 triệu cành, cung cấp cho thị trường cả nước.
Đóng hoa đi các tỉnh tiêu thụ. ẢNH: LÂM VIÊN
Đóng hoa đi các tỉnh tiêu thụ. ẢNH: LÂM VIÊN
Bình thường hằng năm vào tháng 4 âm lịch thị trường hoa hồng đều “chững” lại, giá hạ. Năm nay sau dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 dịch Covid-19 lại bùng phát, do đó đám hỏi, đám cưới, hội nghị… đều phải dừng lại khiến thị trường tiêu thụ hoa hồng càng gặp khó khăn. Chưa kể khi các chợ đầu mối ở TP.HCM, Hà Nội , Đà Nẵng “đóng cửa” thì hoa hồng gần như không bán được.

Hàng triệu cành hoa hồng dưới chân núi Lang Biang đang bế tắc đầu ra do dịch Covid-19. ẢNH: LÂM VIÊN
Hàng triệu cành hoa hồng dưới chân núi Lang Biang đang bế tắc đầu ra do dịch Covid-19. ẢNH: LÂM VIÊN
Cũng theo ông Hải, với giá hoa hồng 400 - 500 đồng/cành chỉ đủ tiền công cho người làm, còn giá 200 - 300 đồng/cành người trồng hoa hồng ở Lạc Dương lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng, thiệt hại lên hàng tỉ đồng, mong dịch Covid-19 mau chấm dứt để thị trường hoa trôi chảy.
Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.