Hỗ trợ cũng cần 'thần tốc'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịch kéo dài quá lâu, chi phí tăng mạnh trong khi doanh thu sụt giảm, sức mua yếu, thị trường tiêu thụ co hẹp... đến lúc này, rất nhiều doanh nghiệp đã thực sự kiệt sức.

Đầu tuần, ông chủ một công ty thiết kế gọi cho tôi than thở có một khoản vay 6 tháng đáo hạn cả gốc lẫn lãi, trả hết tháng này thì xong, nhưng đang có nguy cơ trở thành nợ xấu do chủ đầu tư chưa thanh toán, công ty còn thiếu ngân hàng gần 500 triệu đồng.

“Nếu được chậm lại khoảng 10-15 ngày nữa thì chắc cũng xoay đủ tiền nhưng họ không cho. Giữa thời dịch mà khó quá”, vị này than. Công ty của ông có khoảng hơn 100 nhân viên, dù hết sức khó khăn xong gần 2 năm qua ông vẫn duy trì, chưa cho nghỉ người nào. “Nhưng có lẽ chúng tôi không thể cầm cự được nữa. Có bao tích lũy, ăn hết rồi”, ông lo lắng và mong muốn được khoanh nợ, không bị chuyển thành nợ xấu cho khoản vay này.

Trước đó, doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực xây dựng là ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình - đại diện của Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA), Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), đã có bản kiến nghị dài 9 trang gửi đến Thủ tướng. Bản kiến nghị có đề xuất công thức 7K + 3T, trong đó 7K gồm: “Khẩu trang - Khoảng cách - Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế - Không khí trong lành - Khỏe mạnh” và 3T là “Tự phát hiện - Tự cách ly - Tự chăm sóc” thay giải pháp “3 tại chỗ” hay “1 cung đường - 2 điểm đến” mà theo ông Hải, đã làm tê liệt kinh tế TP.HCM và các tỉnh lân cận thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Thực tế, sau một thời gian áp dụng, phương án 3T đã bộc lộ nhiều bất cập, hầu hết doanh nghiệp (DN) không thể duy trì được mô hình này do chi phí đội lên quá cao. Cá biệt, một số DN 3T đã trở thành ổ dịch. Thế nên, nhiều DN đề xuất phương án “2 tại chỗ, 1 vùng xanh”, nghĩa là để công nhân có thể ăn uống, sản xuất tại chỗ nhưng về ngủ ở vùng xanh. Hay các DN bất động sản sau nhiều lần tuyên bố “không cần hỗ trợ tiền, chỉ cần hỗ trợ chính sách”, thì nay cũng kiến nghị ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất, không chuyển nhóm nợ (nợ xấu) với các khoản vay đến hạn; Bộ Tài chính giãn tiến độ thuế, tiền sử dụng đất... bởi tác động của dịch bệnh “đã làm trầm trọng thêm những khó khăn của thị trường bất động sản”. Với đặc thù tài chính lớn, ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản gần như đóng băng, không có giao dịch nên đa số các DN đang đứng trước nguy cơ “chết trên đống tài sản”.

Những câu chuyện trên không mới, cũng không có gì đặc biệt và có lẽ ai cũng nghe thấy ở đâu đó xung quanh, khi dịch bệnh kéo dài quá lâu, khó khăn đã bao trùm lên tất cả. DN lớn thì khó lớn, DN nhỏ thì khó nhỏ... Trong cái khó chung, lại có những vướng mắc riêng, trong cái tổng thể, có những đặc thù. Vì thế, nhiều gói hỗ trợ đã và đang tiếp tục được đề xuất. Nhưng với thể trạng hiện nay, cần sự vào cuộc của tất cả các bộ ngành, cần sự phối hợp đa dạng các giải pháp tài khóa, tiền tệ cho đến gỡ vướng về thủ tục, chính sách.

Không chỉ đúng, trúng, một điều tối quan trọng là những chính sách hỗ trợ lúc này phải “thần tốc” để tiếp sức kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp, tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể đã kiệt sức vì dịch bệnh.

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.