Hé lộ những dự án giao thông chục nghìn tỷ thi công cuối năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ còn 1 tuần nữa là hết năm 2021, các dự án giao thông quan trọng đã gấp rút hoàn tất các thủ tục để triển khai thi công trong thời gian cuối tháng 12/2021, đầu tháng 1/2022.
Bộ GTVT cho biết,  đầu tháng 1/2022, ngành GTVT sẽ triển khai thi công 8 dự án giao thông quan trọng với tổng mức đầu tư của các dự án giao thông hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đầu tiên là dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên có quy mô Cấp III Đồng bằng với vận tốc thiết kế 80km/h, chiều dài 15,3km đi qua địa phận TP.Cần Thơ và tỉnh An Giang.
Dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên có tổng mức đầu tư 2.106 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ.

Phạm vi nghiên cứu đầu tư mở rộng QL91 dài 7km, từ ngã tư Bến xe - Trà Nóc thuộc địa phận 02 quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Ảnh: Bộ GTVT
Phạm vi nghiên cứu đầu tư mở rộng QL91 dài 7km, từ ngã tư Bến xe - Trà Nóc thuộc địa phận 02 quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Ảnh: Bộ GTVT
Bộ GTVT đánh giá, việc đầu tư dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên nhằm giảm ùn tắc, hạn chế tai nạn giao thông và đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, từng bước hoàn chỉnh kết nối mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
Nối tiếp đó là dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc có tổng chiều dài 147km, quy mô đầu tư đường cấp III miền núi và 53km đường cấp IV miền núi.
Dự án này có ý nghĩa nhằm xây dựng hệ thống giao thông kết nối các tỉnh miền núi phía bắc (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giúp hoàn chỉnh thêm mạng lưới giao thông trong khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, tăng cường khả năng kết nối khu vực, đảm bảo giao thông trong trường hợp mưa lũ xảy ra cho các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và công nghiệp trong khu vực nơi có mạng lưới giao thông đi qua.
Nguồn vốn thực hiện gồm vốn vay ADB, vốn viện trợ của Chính phủ Úc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, tổng mức đầu tư 5.339 tỷ đồng.

Tuyến đường Ql6 đi qua tỉnh Hoà Bình và Sơn La. Ảnh: Báo GT
Tuyến đường Ql6 đi qua tỉnh Hoà Bình và Sơn La. Ảnh: Báo GT
Dự án thứ 3 sẽ thi công là dự án đầu tư xây dựng Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (Giai đoạn 2), tỉnh Tiền Giang nạo vét mở rộng luồng đường thủy gần 10km, xây dựng công trình bảo vệ bờ Nam kênh Chợ Gạo, cầu và đường dân sinh đi qua địa bàn các xã bờ phía Nam và thị trấn Chợ Gạo.
Sau khi cải tạo, đoạn luồng trên đạt quy chuẩn luồng đường thủy cấp II, với chiều sâu hơn 3,5m, rộng hơn 50m và bán kính cong lớn hơn 500m, giúp tàu thuyền lưu thông thuận lợi hơn. Kênh Chợ Gạo dài hơn 28km, nối liền từ Rạch Lá đến rạch Kỳ Hôn kết nối giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ.
Đây là tuyến giao thông thủy huyết mạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh. Dự án sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư 1.335 tỷ đồng. Do Ban Quản lý các Dự án đường thủy quản lý thực hiện.
Thứ tư là dự án Đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào Sông Hậu (giai đoạn 2), Đầu tư các hạng mục cấp bách để đảm bảo ổn định kênh Quan Chánh Bố và các hạng mục khác.
Giai đoạn 2 hoàn thành sẽ thu hút được các tàu trọng tải đến 20.000 tấn đầy tải lưu thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư 2.226 tỷ đồng; do Ban QLDA Hàng hải quản lý.

Dự án Cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sẽ giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Bộ GTVT
Dự án Cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sẽ giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Bộ GTVT
Thứ năm là dự án Cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ (Giai đoạn I) sử dụng vốn EDCF Xây mới nâng cấp 06 cầu yếu và cầu kết nối (gđ1) trên các hệ thống đường quốc lộ trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả khai thác mạng lưới đường bộ.
Qua đó tăng cường khả năng liên kết giữa các tỉnh và vùng liên kết, giảm chi phí vận tải hàng hóa và hành khác. Góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nguồn vốn từ Qũy hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng.
Thứ sáu là dự án tuyến tránh QL1A đoạn qua thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau có tổng chiều dài 14,3km, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với vận tốc thiết kế 80km/h.
Việc đầu tư xây dựng tuyến tránh QL1A đoạn qua TP.Cà Mau nhằm giảm tải cho QL1A đoạn đi qua trung tâm thành phố, giảm thiểu ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Cà Mau nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung.
Đồng thời, kết nối với đường Vành đai 3 thành phố Cà Mau, đường Hành lang ven biển phía Nam nhằm hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch của địa phương. Dự án được thực hiện bằng nguồn Ngân sách Nhà nước với tổng mức đầu tư 1.725 tỷ đồng, do Ban QLDA 7 là chủ đầu tư.

Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: Thế Anh
Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Ảnh: Thế Anh
Thứ bảy là dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn từ thị xã Ngã Bảy (nay là TP.Ngã Bảy), tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng với chiều dài 18,6km; cấp III đồng bằng, Vtk=80km/h.
Mục tiêu từng bước hoàn chỉnh quy mô toàn tuyến Quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Cà Mau theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, cải thiện khả năng khai thác trong điều kiện biến đổi khí hậu, giảm tai nạn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.
Dự án được đầu tư bằng nguồn Ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư 1,681 tỷ đồng, do Ban QLDA 7 làm Chủ đầu tư.
Dự án cuối cùng sẽ triển khai thi công dự án ĐTXD cầu dân sinh và cải tạo đường địa phương (LRAMP) bao gồm nhiều công trình nhỏ rải rác trên 50 tỉnh.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tăng cường kết nối cho các thôn, bản khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh thực hiện Dự án.
Dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ từ WB và vốn đối ứng trong nước; tổng mức đầu tư 9,203 tỷ đồng, do Tổng Cục Đường bộ Việt Nam làm Chủ đầu tư hợp phần Cầu, UBND các tỉnh là chủ đầu tư phần đường.
Theo Thế Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất