Hãy tiếp sức cho cô học trò vượt khó học giỏi!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vượt lên hoàn cảnh nghèo khó, em Rơ Lan Lý (làng Goòng, xã Ia Púch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực học tập và đạt nhiều thành tích ấn tượng trong 12 năm đèn sách. Mới đây, em trúng tuyển Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh với tổng số 29,5 điểm. Tuy nhiên, con đường đến giảng đường đại học của em đang dần xa vì gia cảnh quá khó khăn.
Những ngày này, gia đình em Lý trở nên rộn ràng hơn hẳn bởi nhiều người dân trong làng tới chúc mừng khi nghe tin em trúng tuyển đại học. Dù vậy, đó vừa là niềm vui, vừa là nỗi lo vì con đường đến giảng đường của em đang bị thu hẹp bởi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Căn nhà chỉ hơn 25 m2 của gia đình xây từ năm 2012 đến nay vẫn chưa trả hết nợ. Mẹ của Lý cũng sắp sinh em bé, còn 2 đứa em khác thì đang ở tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”.
Bà Rơ Lan Quach (mẹ của Lý) cho biết, bà lập gia đình từ năm 1998. Không chịu được cảnh thiếu thốn triền miên, chồng bà bỏ đi nơi khác sinh sống khi bà đang mang thai Lý. Năm 2005, khi Lý tròn 2 tuổi, bà quyết định đi thêm bước nữa. Ban đầu, cuộc sống của gia đình khá êm ấm khi hàng ngày chồng đi làm thợ xây, vợ vừa chăm con vừa khai hoang thêm đất để trồng trọt. Những năm gần đây, chồng bà thường xuyên thất nghiệp nên cuộc sống trở nên chật vật hẳn. Mọi chi tiêu trong gia đình chủ yếu trông vào 5 sào điều. Để có thêm thu nhập, vợ chồng bà đi làm thuê đủ thứ việc, Lý cũng tranh thủ thời gian nghỉ học đi hái điều thuê. Vậy nhưng gia đình vẫn thiếu thốn đủ bề.
Nhắc đến Lý, bà Quach cho biết: Ý thức được hoàn cảnh của gia đình, Lý rất tự giác, chăm chỉ trong học tập. Đặc biệt, 7 năm học qua, Lý đạt được nhiều danh hiệu học sinh giỏi hoặc tiên tiến. Bây giờ, Lý còn là niềm tự hào của gia đình khi trúng tuyển vào đại học. “Được tin Lý trúng tuyển đại học, tôi mừng lắm! Tôi đã tìm hiểu vay vốn theo chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để lo cho con đi học. Nhưng khi biết thông tin về học phí quá cao, năm đầu tiên 18 triệu đồng, các năm sau hơn 30 triệu đồng thì tôi không thể kham nổi”-bà Quach buồn rầu nói.
Ước mơ vào Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh của em Lý rất cần sự tiếp sức của các nhà hảo tâm. Ảnh: Nhật Hào
Ước mơ vào Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh của em Lý rất cần sự tiếp sức của các nhà hảo tâm. Ảnh: Nhật Hào
Cũng mong muốn chị được đi học, em gái Rơ Lan Đá vừa học xong lớp 9 đã quyết định xin nghỉ học để gia đình bớt gánh nặng, tập trung lo cho chị. Em Đá trải lòng: “Nếu em nghỉ học, mẹ sẽ bớt vất vả hơn và có điều kiện để lo cho chị được học lên đại học. Em cũng muốn kiếm việc làm thêm phụ chị trang trải học phí. Song hiện tại, mẹ sắp sinh em bé nên em không dám đi xa. Trong khi đó, ở địa phương rất ít việc làm thêm ngoài đến mùa đi nhặt điều”.
Để theo đuổi ước mơ trở thành luật sư, những ngày này, Lý thường xuyên liên lạc với thầy-cô giáo để được tư vấn về cách tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm trang trải học phí. Lý bảo: Ban đầu vì sợ mẹ vất vả, em đã nghĩ tới việc nghỉ học để đi làm thuê phụ mẹ lo cho các em ăn học. Nhưng khi nhà trường thông báo trước mắt sẽ tổ chức học online, em lại quyết định tìm mọi cách để được theo học. “Học online rất thuận lợi cho em vì trước mắt em không phải tốn các khoản chi phí di chuyển, tiền trọ. Vì vậy, em sẽ tìm cách vay mượn tiền để đóng học phí”-Lý nói. Song một nỗi lo khác của Lý là ngoài học phí, hiện tại em chưa có máy tính để học. Nếu em học online bằng chiếc điện thoại cũ liệu có mang lại hiệu quả?
Chia sẻ về hoàn cảnh của em Lý, cô Huỳnh Thị Thúy Vinh-giáo viên chủ nhiệm lớp 12D1 (Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh) cho hay: “Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng em Lý đã rất nỗ lực trong học tập và giúp đỡ các bạn cùng tiến bộ. Đặc biệt, em có mục tiêu rõ ràng và không ngừng phấn đấu mỗi ngày để đạt kết quả cao trong học tập. Ấn tượng để lại là em đã trúng tuyển đại học với điểm số 8,5 điểm môn Văn, 9 điểm môn Lịch sử và 9,25 điểm môn Địa lý. Cộng với điểm ưu tiên, em được 29,5 điểm. Nhà trường rất mong có sự hỗ trợ của mọi người để em Lý tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình”.
Mọi sự giúp đỡ dành cho em Rơ Lan Lý xin gửi về bà Rơ Lan Quach (địa chỉ làng Goòng, xã Ia Púch, huyện Chư Prông), SĐT: 0899356452. Hoặc gửi về tài khoản từ thiện của Báo Gia Lai số 62110002425979 tại BIDV do chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, SĐT: 0943065095 phụ trách.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.